Danh mục bài soạn

CHỦ ĐIỂM: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

CHỦ ĐIỂM: MĂNG MỌC THẲNG

 
 

CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐỒI CÁNH ƯỚC MƠ

CHỦ ĐIỂM: ÔN TẬP

CHỦ ĐIỂM: CÓ CHÍ THÌ NÊN

CHỦ ĐIỂM: TIẾNG SÁO DIỀU

CHỦ ĐIỂM: ÔN TẬP

 
 

Điền vào chỗ trống tr hay ch? Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

4. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):

a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?

Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu: “...úc dẫu ...áy, đốt ngay vần thẳng”. ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

(Theo Thép Mới)

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Bình minh hay hoàng hôn?

Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao:

- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?

- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

                                                                                                         (Theo Đỗ Xuân Lan)

Cách làm cho bạn:

a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vần thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

(Theo Thép Mới)

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Bình minh hay hoàng hôn?

Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:

- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.

- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?

- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

                                                                                                                      (Theo Đỗ Xuân Lan)

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận