Danh mục bài soạn

1. Tuyển tập những bài văn tả người hay nhất

2. Tuyển tập những bài văn tả người hay nhất

3. Tuyển tập bài văn mẫu tả con vật

4. Tuyển tập bài văn mẫu tả cây cối

5. Tuyển tập bài văn mẫu kể chuyện 

6. Tuyển tập bài văn mẫu tả đồ vật

Văn mẫu 5: Cảm nhận của em về những câu chuyện cổ tích

Đề bài: Cảm nhận của em về những câu chuyện cổ tích. Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul] 

Bài mẫu 1: Cảm nhận của em về những câu chuyện cổ tích 

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về những câu chuyện cổ tích

2. Thân bài:

a) Thứ tự đọc truyện: Đọc nhan đề, đọc lần lượt từng trang

b) Giới thiệu những câu chuyện cổ tích tiêu biểu

- Tấm Cám, Thạch Sanh...

- Miêu tả những nhân vật trong chuyện cổ tích: ông bụt, bà tiên, công chúa, hoàng tử..

- Ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích

3. Kết bài: Cảm nhận của em về những câu chuyện cổ tích

 

Bài viết: 

'Mỗi câu chuyện cổ là cả một thế giới kì diệu''. Có thể nói đây là một khẳng định định đúng đắn và có nội dung khá sâu sắc và triết lí.

Khi ta bắt gặp một cuốn truyện cổ tích nào đó có thể hầu như ta luôn đọc các nhan đề từng câu chuyện trước tiên và mở những chuyện mình thích chứ không đọc theo một trình tự của truyện.

Nếu ta muốn tìm tòi nội dung câu chuyện thì ta nên đọc lần lượt. Khi mở trang đầu tiên của cuốn truyện ta sẽ thấy rằng nó như một cánh cửa đầy màu sắc khác nhau cần được ta khám phá. Mở tiếp trang thứ hai ta sẽ thấy tên của câu chuyện độc đáo như thế nào, cứ lần lượt lần lượt mở hết trang này đến trang khác, đọc thật chậm và suy nghĩ thật kĩ thì ta mới thấy thế giới trong truyện cổ mới tuyệt vời và lí thú làm sao. Ta như được thả trôi tâm hồn vào truyện bởi các con người với các tính cách khác nhau như ''Tấm là một cô gái đẹp người đẹp nết, chăm chỉ, hiền hậu, còn Cám là người độc ác, xấu người, lười biếng hay chàng Thạch Sanh là một người văn võ song toàn, thật thà , tốt bụng ,ngược lại với Thạch Sanh thì Lí Thông lại là một tên xảo trá, tâm địa xấu xa đen tối...''. Ta không chỉ được tiếp cận , hoà nhập với các nhân vật đời thường trong truyện mà ta còn được thấy hình ảnh đẹp đẽ, cao lớn ­ của bà tiên, ông tiên và sự thánh thiện, thương người của những nàng công chúa, hoàng tử luôn mong ước có tình yêu đẹp đến với mình, ...rất nhiều những nhân vật khác mà ta thấy được khi đọc những câu chuyện cổ tích. Không chỉ vậy chuyện cổ tích cũng làm cho ta thấy được thế nào là đúng, sai qua các hành động, các tình huống trong cốt truyện. Và bổ ích hơn là ta được học hỏi cách miêu tả ở trong truyện nâng cao kĩ năng làm văn của mình.

Thế giới ở trong truyện cổ thực sự rất bao la và rộng lớn không bao giờ có thể khai thác hết được.

BÀI MẪU 2: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH - tấm cám

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Tấm Cám

2. Thân bài:

a) Khái quát nội dung câu chuyện

b) Miêu tả những nhân vật trong câu chuyện: Tấm, Cám, dì ghẻ

c) Chi tiết nội dung câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện

3. Kết bài: Cảm nhận của em về truyện cổ tích Tấm Cám

Bài viết:

Truyện cổ tích là một trong những chiếc nôi tinh thần quen thuộc nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ của mỗi một con người. Đó là cánh cửa mở ra vô vàn điều kì diệu và lí thú, thể hiện những bài học nhân sinh sâu sắc. Nằm trong kho tàng cổ tích phong phú, đa dạng, truyện “Tấm Cám” đã thể hiện số phận bất hạnh của nhân vật Tấm cùng sự độc ác, tàn nhẫn của mẹ con Cám để từ đó thể hiện ý niệm của nhân dân ta về sự chiến thắng của những điều tốt đẹp trước cái xấu, cái ác.

Truyện “Tấm Cám” đã thể hiện thân phận bất hạnh cùng con đường đi đến hạnh phúc của cô gái mồ côi- một kiểu nhân vật quen thuộc trong thế giới cổ tích thần kì. Nhân vật của truyện cổ tích thần kì khá phong phú và đa dạng nhưng có thể phân chia thành những kiểu nhất định. Nhân vật chính thường là người, và thường là những con người nhỏ bé- những nạn nhân đáng thương của xã hội.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Tấm và nhân vật “dì ghẻ” và Cám- em gái cùng cha khác mẹ. Tấm là cô gái hiền lành, ngoan ngoãn, còn mẹ con Cám là kẻ độc ác, xấu xa. Trong tác phẩm, Tấm xuất hiện với số phận bất hạnh: mẹ Tấm mất sớm, sau đó người bố cũng qua đời. Những đứa trẻ mồ côi vốn phải trải qua rất nhiều đau khổ. Ông cha ta đã khái quát nỗi đau này thông qua câu tục ngữ: “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chợ”. Không những vậy, Tấm không ngừng bị tổn thương trong sự ghẻ lạnh, hắt hủi của mẹ con Cám. Khi Tấm- Cám thi tài bắt tép, tranh cái yếm đào thì Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép, khi Tấm nuôi dưỡng cá bông như một người bạn thì mẹ con Cám giết cá bống. Trong khi mẹ con Cám xúng xính quần là áo lượt đi dự hội làng thì Tấm phải nhặt thóc và gạo trộn lẫn. Đỉnh điểm là khi Tấm trở thành hoàng hậu, những tưởng sẽ thoát khỏi bàn tay độc ác của mẹ con Cám thì cuối cùng vẫn bị mẹ con Cám lập mưu giết hại và hóa thân bốn lần đều bị mẹ con Cám hãm hại. Nhưng cuối cùng, mẹ con Cám cũng bị Tấm trừng phạt một cách thích đáng

Tuyện cổ tích “Tấm Cám” thể hiện quá trình đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi. Mặc dù đã trở thành hoàng hậu những Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại. Nhưng cô gái trước đây vốn chỉ biết ngồi than khóc khi gặp khó khăn và nhờ cậy vào sự giúp đỡ của ông Bụt thì giờ đây, sau khi chết, cô không hề trông mong vào ai mà tự mình giành lại hạnh phúc qua việc hóa thân nhiều lần. Mặc dù cô liên tiếp bị mẹ con Cám giết hại nhưng vẫn khẳng định sức sống mạnh mẽ của bản thân, công khai vạch trần kẻ đã hãm hại mình, không còn yếu đuối cam chịu. Sự hóa thân thành nhiều chặng liên tiếp của Tấm tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Sau mỗi lần hóa thân, Tấm lại trở nên mạnh mẽ hơn và kiên quyết chống lại những âm mưu và sự độc ác của mẹ con dì ghẻ. Và cuối cùng, cô đã giành lại được hạnh phúc của chính bản thân mình và từ đó có hành động dứt khoát trừng trị cái ác ở cuối truyện.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện, những điều tốt đẹp trước cái xấu, cái ác. Từ chủ đề mơ ước đổi đời của những cô gái mới lớn, truyện đã tăng thêm chủ đề đấu tranh xã hội, đấu tranh thiện- ác. Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta có thể thấy được sự phân chia giới tuyến giữa các nhân vật: Tấm đại diện cho kiểu nhân vật chính diện với những nét chính trong phẩm chất như thật thà tốt bụng, chăm chỉ làm lụng, còn mẹ con Cám là đại diện cho kiểu nhân vật phản diện với sự lười biếng, gian xảo. Quá trình đấu tranh đó diễn ra vô cùng quyết liệt bởi các nhân vật đại diện cho những mặt khác nhau của đạo đức, phẩm chất con người, và cuộc chiến chỉ dừng lại khi một phe bị tiêu diệt khi Tấm đích thân trừng phạt mẹ con Cám, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự chiến thắng của cái thiện trước cái xấu, cái ác

 

BÀI MẪU 3: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH -  Thạch sanh

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Thạch Sanh

2. Thân bài:

a) Khái quát nội dung câu chuyện

b) Miêu tả những nhân vật trong câu chuyện: Thạch Sanh, Lí Thông, Công chúa

c) Chi tiết nội dung câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện

3. Kết bài: Cảm nhận của em về truyện cổ tích Thạch Sanh

Bài viết:

Truyện cổ tích này rất phổ biến ở nước ta, đã được đặt thành thơ. Có một truyện Nôm khuyết danh cũng có tên là truyện Thạch Sanh. Thạch Sanh là một dũng sĩ, có nhiều đức tính tốt và có hành động anh hùng. Rất nhiều sự việc đã diễn ra trong cuộc đời chàng.

Trước hết, Thạch Sanh bị Lý Thông lừa, thay hắn nộp mạng cho Xà Tinh. Chàng đã giết được Xà Tinh, chặt được đầu nó nhưng lại bị Lý Thông lừa xuống hang sâu. Xuống hang, chàng đánh nhau với Đại bàng, một con chim dữ đã thành tinh. Cuối cùng chàng giết được Đại bàng, cứu được công chúa.

Lập công nhưng chàng phải ở lại dưới hang vì Lý Thông đã lấp cửa hang không cho chàng lên. Chàng lùng sục chỗ ở của Đại bàng và cứu được thái tử con vua Thuỷ tề. Ở đây, Thạch Sanh lại bắt được con cáo đã thành tinh. Chàng được vua Thuỷ tế đưa về cõi trần, lại được tặng một chiếc đàn làm kỉ niệm. Mặc dù suốt thời gian nghèo khổ, thiếu thốn, Thạch Sanh vẫn là một người tốt, diệt được rắn độc, trừ được chim dữ, khuất phục được cáo ngạo ngược, giải thoát cho hai người - một công chúa, một thái tử - nhưng chàng không nhận sự đền ơn, không lấy vàng bạc, không ham chức tước. Vẫn là một con người bình thường, chuyên làm việc nghĩa, dù đạt nhiều thành tích huy hoàng, chàng vẫn bình dị, trong sáng.

Lý Thông là một con người gian ác. Hắn lừa Thạch Sanh nộp mang thay hắn. Thạch Sanh giết được yêu quái. Hắn tìm cách đánh lừa, nhờ chàng đi cứu công chúa. Hắn lại táng tận lương tâm, định chôn sống chàng và đưa công chúa về để lên ngôi phò mã. Ít người tàn ác đến như thế. Nhưng khi tội ác của hắn đã rõ, Thạch Sanh vẫn rộng lòng tha thứ cho hắn. Có điều người tha nhưng trời không tha. Sét đã đánh chết hắn, còn bắt hắn hoá thành bọ hung, suốt đời rúc trong đống phân.

Công chúa Quỳnh Nga cũng là một nhân vật đẹp. Nàng bị Đại bàng bắt giữ, rồi được Thạnh Sanh cứu. Nàng hẹn kết duyên với Thạch Sanh, nhưng đã bị Lý Thông lừa gạt. Không thể nói ra được câu chuyện với ai, vì nếu nói cũng chẳng ai tin. Lý Thông có bao nhiêu thế lực, bao nhiêu kẻ hầu người hạ, chỉ sẽ nói tốt cho Lý Thông. Nhà vua chỉ có thấy Lý Thông đưa được con mình về chứ có thấy Thạch Sanh đâu. Sự đau đớn và bất bình của công chúa đã khiến cho nàng thành con người câm. Nàng từ chối không chịu theo Lý Thông, cũng là để giữ mối tình cảm của mình trong im lặng. Câm, thực ra là sự chung thuỷ không diễn đạt được bằng lời. Nàng chỉ nói khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh. Truyện dân gian đã có cách thể hiện tình duyên thật kì diệu. Tiếng đàn là bằng chứng của hai tấm lòng cảm thông. Tiếng đàn khơi gợi tình yêu chân thành say đắm. Tiếng đàn làm cho người câm biết nói. Tiếng đàn làm rõ được trắng đen. Tiếng đàn là tiếng tơ lòng mà cũng là tiếng nói của chân lí. Tiếng đàn lại có một sức mạnh thần kì hơn nữa. Khi quân ngoại xâm kéo đến, Thạch Sanh đã dạo đàn lên. Tiếng đàn làm cho giặc khủng khiếp, thấy được gây sự đánh nhau là vô ích. Chúng xin đầu hàng. Tiếng đàn hoá thành một lợi khí dẹp mọi nguy nan. Đó là tiếng đàn địch vận. Thạch Sanh biết dùng âm nhạc để chinh phục lòng người. Anh còn có một phép lạ: chỉ nấu một niêu cơm mà bọn giặc đông hàng vạn người, ăn mãi không hết.

Niêu cơm Thạch Sanh tượng trưng cho của cải vô tận của nước nhà. Tiếng đàn Thạch Sanh và niêu cơm Thạch Sanh là hai vật quý có ý nghĩa tiêu biểu cho tinh thần hoà bình, cho khả năng vô tận của con người và đất nước Việt Nam. Thạch Sanh là một chàng dũng sĩ tiêu biểu cho dân tộc ta. Người Việt Nam yêu mến Thạch Sanh vì chàng hào hiệp cứu khốn phò nguy. Gặp chuyện bất bình, thay bọn người lay bọn quỷ làm hại đồng bào là Thạch Sanh xông vào tiêu diệt, không tính toán và không ham của cải, không cầu danh lợi, làm ơn không cần báo đáp và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ xấu, dù bọn xấu ấy chỉ một mực làm hại mình. Chàng còn tiêu biểu cho nguyện vọng yêu hòa bình, yêu tự do của dân tộc, và còn chứng minh cho sự bền bỉ, cho sự thịnh cường của đất nước. Hình ảnh Thạch Sanh với chúng ta luôn luôn hấp dẫn.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

văn mẫu lớp 5, tuyển tập văn mẫu lớp 5, văn mẫu lớp 5 hay, cảm nhận truyện cổ tích lớp 5
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu 5: Cảm nhận của em về những câu chuyện cổ tích . Bài học nằm trong chuyên mục: Tuyển tập văn mẫu lớp 5. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận