Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884). Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858 – 1884)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

  1. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.

  2. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.

  3. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo) 

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?

  1. 1860

  2. 1862

  3. 1864

  4. 1868

 

Câu 3: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:

  1. Bắc Kì, Trung Kì

  2. Hà Nội, Hải Phòng

  3. Bắc Kì và miền bắc Lào

  4. Trung Kì và miền đông Campuchia

 

Câu 4: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?

  1. Ph. Garnier

  2. Espe’rance

  3. Christian de Castries

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?

  1. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất

  2. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất

  3. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ

  4. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ

 

Câu 6: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.

  2. Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Riviere chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.

  3. Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Đây là lược đồ trận đánh nào?

  1. Quân Pháp và quân ta đánh nhau ở đại đồn Chí Hoà

  2. Khởi nghĩa Nam Kỳ sau hiệp ước Nhâm Tuất

  3. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất

  4. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ hai

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?

  1. 1855

  2. 1856

  3. 1857

  4. 1858

 

Câu 2: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế:

  1. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì

  2. Tiếp tục hỗ trợ Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

  3. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì

  4. Cả A và C.

 

Câu 3: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?

  1. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 

  2. Người Việt Nam quyết tiến.

  3. Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây

  4. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.

 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.

  2. Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.

  3. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân

  4. Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.

 

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?

  1. Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.

  2. Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.

  3. Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.

  4. Tất cả các đáp án trên.


Câu 6: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?

  1. Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)

  2. Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.

  3. Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.

  4. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

Câu 7: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?

  1. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác

  2. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác

  3. Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.

  2. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.

  3. Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

  4. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

 

Câu 2: Sự nào xảy ra ngay trước sự kiện “Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.”?

  1. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.

  2. Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

  3. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

  4. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.

 

Câu 3: Quân ta đáp trả như thế nào với hành động của Pháp “Tháng 02/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.”?

  1. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

  2. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

  3. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.

  4. Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

 

Câu 4: Sự kiện “Quân Pháp toả đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác.” diễn ra năm nào?

  1. 1882

  2. 1883

  3. 1884

  4. 1885

 

Câu 5: Nước ta đáp trả hành động của Pháp “Ngày 06/06/1884, thực dân Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.” như thế nào?

  1. Triều đình hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn.

  2. Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

  3. Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng Pháp ở khắp nơi.

  4. Cả B và C.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông?

  1. Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này phát triển mạnh làm gia tăng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực

  2. Vì các nước này muốn làm bá chủ thế giới.

  3. Vì các nước này muốn đến để khai hoá văn minh cho các nước phương Đông, vốn nghèo đói, lạc hậu, cổ hủ.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Nội dung nào không có trong bản Hiệp ước Nhâm Tuất?

  1. Triều đình thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

  2. Triều đình phải bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc)

  3. Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.

  4. Pháp sẽ đưa Việt Nam thành một nước hùng mạnh nếu triều đình Nguyễn nhường ngôi cho quan chức Pháp.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. C

2. B

3. A

4. A

5. B

6. A

7. C

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. D

2. D

3. C

4. B

5. D

6. C

7. A

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. B

2. C

3. B

4. A

5. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. D

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) trắc nghiệm lịch sử 8 Chân trời, Bộ đề trắc nghiệm lịch sử 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận