Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyên

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyên. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH – NGUYỄN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  1. Có sự phát triển vượt bậc

  2. Dần suy thoái 

  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng

  4. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

 

Câu 2: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  1. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái

  2. Đem quân đi tạo phản

  3. Mua chuộc các phe phái

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  1. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.

  2. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.

  3. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  1. Một quan văn

  2. Một quan võ

  3. Một Hầu tước

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về Trịnh Kiểm?

  1. Là người có tài thao lược và có sức khoẻ hơn người

  2. Từng theo Nguyễn Kim đánh dẹp nhà Mạc

  3. Khi đi đánh nhà Mạc, ông đã lập được nhiều chiến công nên được trao binh quyền.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?

  1. 1592

  2. 1627

  3. 1545

  4. 1672

 

Câu 7: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?

  1. Gần 50 năm

  2. Gần 100 năm

  3. Gần 150 năm

  4. Gần 200 năm

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  1. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.

  2. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.

  3. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  1. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình

  2. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc

  3. Thay vua Lê nhiếp chính

  4. Về quê quy ẩn

 

Câu 3: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  1. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.

  2. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.

  3. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.

  2. Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.

  3. Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Năm 1545 có sự kiện gì?

  1. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.

  2. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.

  3. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

  4. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

 

Câu 6: Đâu là hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn?

  1. Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; 

  2. Giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước

  3. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?

  1. Luỹ Thầy

  2. Sông Gianh

  3. Thành Đông Quan

  4. Đèo Hải Vân

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?

  1. Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).

  2. Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.

  3. Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng

  4. Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương.

 

Câu 2: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?

  1. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.

  2. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.

  3. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.

  4. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.

 

Câu 3: Dưới đây là bản đồ năm 1590. Nhà Mạc là phần màu gì?

  1. Xanh lục

  2. Xanh dương

  3. Xanh da trời

  4. Hồng nhạt

 

Câu 4: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?

Cả một vùng từ đông sang tây 

Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy 

Chiến tranh cứ nối tiếp nhau 

Tai hoạ thật là cùng cực.

  1. Chiến tranh Nam – Bắc triều

  2. Trịnh – Nguyễn phân tranh

  3. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh

  4. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi

 

Câu 5: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:

  1. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.

  2. Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.

  3. Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.

  4. Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt

  2. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.

  3. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

  4. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

 

Câu 2: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  1. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê

  2. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.

  3. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.

  4. Tất cả các đáp án trên.




B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. C

2. A

3. B

4. B

5. D

6. B

7. A

 

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. C

4. C

5. C

6. D

7. B

 

 

 

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. C

3. A

4. A

5. A

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. A

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm lịch sử 8 Cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyên lịch sử 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyên . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận