Trắc nghiệm Đạo đức 4 CTST bài 1: Người lao động quanh em

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chân trời sáng tạo bài 1: Người lao động quanh em của bộ sách Đạo đức 4 Chân trời. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Người lao động là ai?

  1. Người làm công.

  2. Người làm thuê.

  3. Người thợ.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?

  1. Bác sĩ.

  2. Trẻ em.

  3. Học sinh tiểu học.

  4. Học sinh cấp 2.

Câu 3: Ai là người tạo ra đồ ăn, thức uống?

  1. Bác sĩ.

  2. Kĩ sư.

  3. Người lao động.

  4. Giáo viên.

Câu 4: Người khám bệnh cho em là ai?

  1. Bác nông dân.

  2. Bác sĩ.

  3. Bác lao công.

  4. Bác thợ điện.

Câu 5: Trong số những người dưới đây, ai là người lao động?

  1. Nông dân.

  2. Tài xế.

  3. Bác sĩ.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Ai là người giảng dạy, giáo dục em?

  1. Bác nông dân.

  2. Giáo viên.

  3. Bác tài xế.

  4. Bác công nhân.

Câu 7: Ai là người giữ gìn đường phố xanh sạch đẹp?

  1. Bác lái xe.

  2. Anh giao hàng.

  3. Chị công nhân.

  4. Cô lao công.

Câu 8: Người giúp việc trong gia đình có phải người lao động không?

  1. Không

Câu 9: Trong những người dưới đây, ai không phải là người lao động?

  1. Giáo viên.

  2. Nhà khoa học.

  3. Kẻ trộm.

  4. Kĩ sư tin học.

Câu 10: Bố mẹ chúng ta có phải người lao động không?

  1. Không

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1: Bác kĩ sư giúp chúng ta điều gì?

  1. Chữa khỏi bệnh cho chúng ta.

  2. Giúp chúng ta có thêm nhiều tri thức.

  3. Cho chúng ta những hạt gạo thơm ngon.

  4. Thiết kế, xây dựng những ngôi nhà để chúng ta sinh sống hàng ngày.

Câu 2: Người điều khiển xe cần cẩu phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đẩy nhanh tiến độ các công việc cần vận chuyển hàng đúng hay sai?

  1. Đúng

  2. Sai 

Câu 3: Một số công việc của người lao động là?

  1. Xây nhà.

  2. Trồng cây lương thực, thực phẩm.

  3. Giữ cho đường phố xanh, sạch, đẹp.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đâu không phải công việc của giáo viên?

  1. Dạy học sinh học bài.

  2. Xây dựng các công trình.

  3. Chữa bài tập về nhà cho học sinh.

  4. Giáo dục học sinh nên người.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng?

  1. Học sinh là người lao động.

  2. Bác lao công là người xây nhà cho chúng ta.

  3. Bác nông dân là người trồng rau xanh, nuôi gia súc, cung cấp thực phẩm cho chúng ta.

  4. Bác sĩ dạy dỗ chúng ta nên người.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là sai?

  1. Bác lao công giúp đường phố sạch sẽ.

  2. Học sinh là người lao động.

  3. Bác kĩ sư giúp chúng ta có những ngôi nhà ấm cúng, đẹp đẽ.

  4. Bác sĩ khám và chữa bệnh cho chúng ta.

Câu 7: Những đóng góp của người lao động là??

  1. Đi giao hàng đến tận tay mọi người.

  2. Canh giữ biển đảo quê hương.

  3. May những bộ quần áo, vải vóc cho mọi người.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Ngư dân có giống nông dân không? Vì sao?

  1. Có. Vì họ đều cung cấp rau củ cho chúng ta.

  2. Không. Vì ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản, còn nông dân cung cấp lương thực, thực phẩm trên cạn.

  3. Có. Vì ngư dân và nông dân đều đánh bắt thuỷ hải sản.

  4. Không. Vì nông dân đánh bắt thuỷ hải sản còn ngư dân chủ yếu nuôi trồng.

Câu 9: Nghệ sĩ có phải người lao động không?

  1. Không

Câu 10: Tìm đáp án sai?

  1. Ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản.

  2. Hải quân canh giữ biển đảo quê hương.

  3. Nghệ sĩ dạy học.

  4. Giáo viên dạy học.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Linh có ước mơ muốn làm nhà thiết kế thời trang. Hải thấy vậy liền bảo nghề đó không có ích. Em hãy nhận xét câu nói của Hải?

  1. Em không đồng tình vì nghề nào cũng đáng quý như nhau.

  2. Em không đồng tình vì nhà thiết kế thời trang cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng ta hàng ngày.

  3. Em đồng tình vì nhà thiết kế thời trang không giúp ta dọn dẹp trường học mỗi ngày.

  4. Em đồng tình vì nhà thiết kế thời trang không tạo ra của cải cho xã hội.

Câu 2: Chú của Bin làm kiểm lâm. Bin rất thích công việc của chú và chia sẻ điều này với Tin. Nhưng tin cho rằng kiểm lâm không có gì đáng để tự hào. Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?

  1. Em sẽ nói với Tin rằng nghề nào cũng cao quý.

  2. Em sẽ nói với Tin nghề kiểm lâm cũng đáng được trân trọng.

  3. Em sẽ nghỉ chơi với Tin.

  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Cơm ăn, áo mặc, sách vở,…và mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.

  2. Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.

  3. Chỉ cần biết ơn người lao động là người thân trong gia đình vì họ nuôi sống mình.

  4. Cần biết ơn người lao động dù không trực tiếp sử dụng sản phẩm do họ làm ra.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài “Người lao động quanh em”?

  1. Phải biết ơn người lao động.

  2. Tất cả các nghề đều đáng quý.

  3. Người lao động giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng biết ơn đối với người lao động?

  1. Không thầy đố mày làm nên.

  2. Ăn cháo đá bát.

  1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

  2. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D

2. A

3. C

4. B

5. D

6. B

7. D

8. A

9. C

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. D

2. A

3. D

4. B

5. C

6. B

7. D

8. B

9. A

10. C

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. A

2. D

3. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. D

2. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Đạo đức 4 CTST bài 1: Người lao động quanh em trắc nghiệm Đạo đức 4 chân trời, Bộ đề trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Đạo đức 4 CTST bài 1: Người lao động quanh em . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận