Tải giáo án Thể dục 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 2: Thăng bằng di chuyển

Giáo án Thể dục 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 2: Thăng bằng di chuyển được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Thể dục chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: THĂNG BẰNG DI CHUYỂN

(4 Tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất.
  • Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện các động tác thăng bằng di chuyển; quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện và tự sửa sai động tác.
  • Thực hiện được các động tác thăng bằng di chuyển và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
  • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Năng lực riêng:

  • Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
  1. Phẩm chất
  • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia tập luyện.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt, không có chướng ngại vật.
  • Đồng hồ bấm giờ, còi.
  • Phấn, ghế thể dục, vòng thể dục.
  1. Đối với học sinh
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó căng cơ.

Ÿ Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp đếm theo thứ tự: xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay cổ chân.

- Căng cơ: GV cho HS tại chỗ thực hiện động tác gập, duỗi gối; ép dẻo dọc; căng cơ đùi trước và chạy tại chỗ.

- GV tổ chức trò chơi “Nhảy đổi chân”:

- GV chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi.

+ GV cho HS xếp thành vòng tròn, nắm tay nhau, mặt hướng vào tâm, GV đứng giữa vòng tròn.

+ Khi GV hô hiệu lệnh “trái (phải)” thì HS sẽ nhảy lên và đưa chân ra trước theo hiệu lệnh của GV, HS thực hiện sai chân xem như thua cuộc.

+ GV có thể thay đổi hiệu lệnh (tay đưa cao thì bật chân trái ra trước, tay xuống thấp thì bật chân phải).

- GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi “Nhảy đổi chân” bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các bài tập thăng bằng di chuyển, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Thăng bằng di chuyển.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đi nối bàn chân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác đi nối bàn chân.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác đi nối bàn chân.

- GV làm mẫu động tác đi nối bàn chân.

+ Lần 1: GV thực hiện mẫu toàn bộ động tác để HS có thể quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác đi nối bàn chân.

+ GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

·        TTCB: Cho HS xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát, HS đứng chân trước – chân sau, hai tay buông tự nhiên.

·        Khi có hiệu lệnh, HS từ vạch xuất phát, hai tay chống hông, bước một chân về trước, sau đó đặt chân còn lại sát mũi chân vừa bước, đầu và thân thẳng.

·        HS thực hiện động tác bước nối bàn chân đến đích rồi thực hiện tương tự nhưng bước lùi về vị trí xuất phát để HS tiếp theo thực hiện.

+ Lần 2: GV thực hiện động tác chậm kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành động tác đi nối bàn chân. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà HS có thể mắc phải khi thực hiện bài tập .

+ Lần 3: GV thực hiện lại động tác đi nối bàn chân để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

- GV nhắc nhở HS:

+ Với động tác đi nối một chân, cần giữ được tư thế thăng bằng, nhìn thẳng khi thực hiện bài tập.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 2: Đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn.

- GV làm mẫu động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn.

+ Lần 1: GV thực hiện mẫu toàn bộ động tác để HS có thể quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn.

+ GV mô tả bài tập, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện bài tập (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

·        TTCB: HS xếp thành dọc sau vạch xuất phát, HS đứng chân trước – chân sau, hai tay buông tự nhiên.

·        Khi có hiệu lệnh, HS từ vạch xuất phát, hai tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, thực hiện động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ thẳng cho đến đích.

·        Khi đi, đầu và thân người thẳng, mắt nhìn phía trước.

·        Sau khi qua vạch đích, tùy theo yêu cầu của GV mà HS có thể đứng tại vạch đích hoặc di chuyển về tập hợp ở cuối hàng dọc.

+ Lần 2: GV thực hiện động tác chậm kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà HS có thể mắc phải khi thực hiện động tác.

+ Lần 3: GV thực hiện lại động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

- GV nhắc nhở HS:

+ Với động tác đi kiễng gót trên vạch kẻ sẵn, cần giữ được tư thế thẳng, nhìn thẳng khi thực hiện bài tập.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 3: Đi trên bục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác đi trên bục.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác đi trên bục.

- GV làm mẫu động tác đi trên bục.

+ Lần 1: GV thực hiện mẫu toàn bộ động tác để HS có thể quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác đi trên bục.

+ GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện vận động.

 

- HS thực hiện xoay các khớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện căng cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo lệnh của chỉ huy.

 

- HS chú ý, lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh ảnh.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS quan sát GV làm mẫu động tác.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và quan sát.

 

 

 

- HS thực hiện lại động tác.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS thực hiện theo mẫu.

 

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

 

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

 

- HS lắng nghe và vỗ tay.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

 

- HS lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện động tác.

 

 

 

- HS quan sát, ghi nhớ động tác.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS thực hiện theo mẫu.

 

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp.

 

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

 

- HS lắng nghe và vỗ tay.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS lắng nghe và quan sát.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Thể dục 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo thể dục 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án thể dục 4 chân trời chủ đề 3 bài 2: Thăng bằng di chuyển
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Thể dục 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 2: Thăng bằng di chuyển . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án thể dục 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận