A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (m).
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài 2 vạch liên tiết trên thước.
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC | CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC |
Câu 1. (Trang 6 SGK lí 6)
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1m = (1) .... dm ; 1m = (2) .... cm;
1cm = (3) .... mm ; 1km = (4) .... m.
Câu 2. (Trang 6 SGK lí 6)
Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
Câu 3. (Trang 6 SGK lí 6)
Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
Câu 4. (Trang 7 SGK lí 6)
Hãy quan sát hình 1.1 (SGK lí 6) và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Câu 5. (Trang 7 SGK lí 6)
Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Câu 6. (Trang 7 SGK lí 6)
Có 3 thước đo sau đây:
Hỏi nên dùng thước nào để đo.
a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?
b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?
c) Chiều dài của bàn học ?
Câu 7. (Trang 7 SGK lí 6)
Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?
Bình luận