Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết những hình dưới đây thể hiện sự phát triển của lĩnh vực nào.

A. Hoạt động khởi động 

Quan sát các hình ảnh, hãy: 

  • Cho biết những hình dưới đây thể hiện sự phát triển của lĩnh vực nào.
  • Nêu hiểu biết của em về sự phát triển của lĩnh vực đó.

Cách làm cho bạn:

Những hình trên thể hiện sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp.

Lịch sử ngành công nghiệp:

Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa, vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh ra động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và sự giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau Cách mạng công nghiệp, {\displaystyle {\tfrac {1}{3}}}sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.

Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý.

Từ những năm 60 của TK XVIII, Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp, Đức mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.

Các nhà phát minh ở Anh:

  • Năm 1764, James Hargreaves sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên máy là tên con gái ông Jenny
  • Năm 1769, Richard Arkwright phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
  • Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt đầu tiên
  • Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước

Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những công việc nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.

Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận