Danh mục bài soạn

 
 
 
 
 
 

Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng giọng văn của em

Đề bài: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng giọng văn của em

Cách làm cho bạn:

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành, chăm chỉ làm ăn. Ông bà đã già, nhưng không có con chỉ ước mong  có một mụn con để nhà cửa sớm hôm có tiếng trẻ cười đùa. Một hôm bà lão đi ra đồng thấy một vết chân khác lạ, bà đắn đo suy nghĩ  rồi đặt chân mình lên ướm thử. Không ngờ sau hôm đó bà có thai. Kì lạ thay, bà mang thai đến tháng 12 mới sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Vợ chồng bà vui lắm, đặt tên cho con là Gióng. Gióng lên ba, mà vẫn không biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ đặt đâu nằm đấy. Ông bà buồn lắm.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng gây ra biết bao tội ác, khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Nhà vua trăm bề lo lắng. Thế giặc ngày càng mạnh, vua bèn sai sứ giả đi đi khắp nơi rao tin tìm người tài giỏi, giúp vua dẹp giặc.  Nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé Gióng cất tiếng nói gọi mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Bà mẹ vô cùng ngạc nhiên, nhưng vẫn chiều lòng con liền mời sứ giả vào nhà. Gặp sứ giả, Gióng ngồi dậy bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt ta sẽ đánh tan lũ giặc này”. Sứ giả bèn đem câu chuyện bẩm báo lại với nhà vua.Vua nghe thấy vừa mừng  lo, nhưng vẫn  truyền cho thợ làm những vật dụng mà Gióng yêu cầu, rồi mang đến cho cậu bé.

Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, quần áo vừa mặc đã chật. Vợ chồng ông lão không đủ gạo để nuôi Gióng nữa, phải nhờ bà con, hàng xóm giúp đỡ.  Dân làng ai nấy đều vui vẻ, cùng nhau góp gạo nuôi Gióng mong cậu có thể sớm ra trận đánh tan lúc giặc Ân xâm lược. Khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt đến cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đã tiến vào đến chân núi Trâu. Cậu bé liền đứng dậy vươn vai bỗng chốc biến thành một tráng sĩ cao lớn, mạnh mẽ và có sức khỏe phi thường.  Chàng mặc áo giáp, cầm roi sắt và nhảy lên ngựa. Tráng sĩ quật mạnh chiếc roi vào lưng ngựa, ngựa phun lửa hét vang, rồi phi phẳng đến chỗ giặc.

Đứng trước quân giặc tráng sĩ oai phong lẫm liệt, khí thế ngút trời.Khi xung trận, chàng Gióng dùng roi sắt đánh giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn mấy bụi tre bên đường quật mạnh vào đám tàn quân còn lại. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân còn lại vô cùng hoảng sợ, bỏ lại vũ khí dẫm đạp lên nhau bỏ trốn. Chàng Gióng truy đuổi giặc đến chân núi Sóc  và tại đây tráng sĩ cởi bỏ áo giáp  để lại roi săt bên tảng đá rồi người và ngựa bay thẳng lên trời.

Sau khi đánh thắng trận, để tưởng nhớ công ơn người anh hùng, nhà vua bèn sai lập đền thờ Gióng ở quê nhà và phong cho cậu bé Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương. Vua ra lệnh đổi tên làng Gióng thành làng Phù Đổng.

Hiện nay, ở làng Phù Đổng vẫn còn những bụi tre đằng ngà màu vàng óng vì bị ngựa phun lửa cho cháy mới chuyển sang màu vàng. Những vết chân ngựa đi qua, nay thành những ao hồ liên tiếp. Câu chuyện về ngôi làng bị lửa của ngựa sắt thiêu rụi và cái tên làng Cháy cũng ra đời từ đó. Ngày nay, vẫn còn đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng, hằng năm cứ đến tháng tư dân làng lại nô nức mở hội để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng giúp vua dẹp giặc, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận