Danh mục bài soạn

Giải VBT tiếng việt 4 tập 1 Kết nối tri thức bài 3 Anh em sinh đôi

Hướng dẫn giải bài 3 Anh em sinh đôi sách bài tập Tiếng Việt 4 bộ sách Kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG

Bài tập 1: Nối các từ trong bông hoa với nhóm thích hợp. 

Nối các từ trong bông hoa với nhóm thích hợp

Trả lời:

- Người: Trần Thị Lý, Chu Văn An

- Thành phố: Hà Nội, Cần Thơ

- Sông: Bạch Đằng, Cửu Long

Bài tập 2: Nối mỗi phong thư với một hộp thư phù hợp.

G: Mỗi phong thư ghi nội dung hoặc cách viết của một nhóm từ trên hộp thư A hoặc B. 

Nối mỗi phong thư với một hộp thư phù hợp

Trả lời:

- A: gọi tên một loại sự vật, viết thường

- B: gọi tên một sự vật cụ thể, riêng biệt và viết hoa

Bài tập 3: 

a. Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn.

Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi viết là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.

b. Viết những danh từ tìm được trong đoạn văn ở bài tập a vào nhóm thích hợp.

Danh từ chung

Danh từ riêng 

  

Trả lời:

a. Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi viết là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.

b. Viết những danh từ tìm được trong đoạn văn ở bài tập a vào nhóm thích hợp.

Danh từ chungDanh từ riêng

người, anh hùng, tên, quê, thôn, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội, giao liên, tuổi

Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dèn (Dền), Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng

Bài tập 4: Viết một danh từ phù hợp với mỗi nhóm dưới đây:

Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập:

……………………….

Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn:

……………………….

Danh từ chung chỉ 1 nghề:

……………………….

Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố:

……………………….

Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình:

……………………….

Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước:

……………………….

Trả lời:

- Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập: bút chì, thước kẻ, cục tẩy, hộp bút,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn: Lan, Mai, Hoa, Khuê,...

- Danh từ chung chỉ 1 nghề: kĩ sư, giáo viên, gia sư, ca sĩ,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố: Phạm Thận Duật, Khúc Thừa Dụ,...

- Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình: bếp ga, tủ lạnh, máy giặt,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước: Việt Nam, Hà Lan, Đức,...

Bài tập 5: Viết 3 câu, mỗi câu chứa 1 danh từ chung hoặc 1 danh từ riêng. Gạch dưới các danh từ đó. 

Trả lời:

a. Hạ Long là điểm đến thú vị cho mùa hè.

b. Những cánh đồng lúa trải dài vô tận.

c. Bạn Lan vừa học giỏi vừa chăm chỉ giúp mẹ làm việc nhà.

VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe. 

Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. 

Câu hỏi. Tìm ý cho đoạn văn theo đề bài em đã chọn.

- Mở đầu:

- Triển khai:

- Kết thúc:

Trả lời:

Đề 1:

- Mở đầu: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.

- Triển khai:

+ Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau.

+ Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết.

+ Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.

- Kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Bài làm tham khảo:

Người cha trong câu chuyện bó đũa là một nhân vật khiến cho các anh em trong nhà hoà thuận với nhau hơn. Giữa tình thế chia rẽ, không yêu thương lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật người cha đã thấu hiểu, suy nghĩ ra một bài học để các con hòa thuận nhau hơn để có một cuộc sống tốt đẹp với tình anh em. Bằng bài học câu chuyện về chiếc bó đũa Người cha đã dạy cho các anh em biết hòa thuận. Chỉ có như vậy mới đoàn kết chống lại mọi thế lực làm chia rẽ. Người cha còn cho con mình những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người uyên bác dẫn lại đường lối hòa thuận cho các anh em chung một nhà.

Đề 2:

- Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.

- Triển khai: Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện, chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.

Bài làm tham khảo:

Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện "Cóc kiện Trời". Nhân vật đã được khắc họa với tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí. Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc. Qua câu chuyện ta có thể thấy cóc là một con vật rất dũng cảm, mưu trí và tốt bụng. Một mình cóc sẵn sàng lên tận thiên đình để kiện ông trời vì mãi mà không mưa. Sự sắp xếp vị trí của cóc cho các loài vật khác cũng thể hiện sự thông minh, nhìn xa trông rộng, bày binh bố trận cực kỳ mưu trí của cóc.

VẬN DỤNG:

Câu hỏi. Viết các thông tin vào chỗ trống để giới thiệu về bản thân em (nhớ viết hoa danh từ riêng). 

Họ và tên: …                                                                         Tuổi: …

Địa chỉ: …

Lớp, trường: …

Sở thích: …

Các thông tin khác: … 

Trả lời:

Họ và tên: Lê Ngọc Phúc Hưng. Tuổi: 10

Đỉa chỉ: 10/31/118/230 Định Công Thượng, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Lớp, trường: Trường Tiểu học Định Công Lớp : 4E

Sở thích: bơi lôi, đá bóng.

Các thông tin khác:. Ước mơ sau này sẽ trỏ thành bác sĩ

Từ khóa tìm kiếm google:

giải SBT tiếng việt 4 sách mới, giải tiếng việt 4 cánh diều, giải tiếng việt 4 cánh diều, giải tiếng việt 4 cánh diều bài bài 3: Anh em sinh đôi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải VBT tiếng việt 4 tập 1 Kết nối tri thức bài 3 Anh em sinh đôi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Tiếng Việt 4 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận