Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 12 Nhà phát minh 6 tuổi

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể.

Trả lời

Albert Einstein (An-bớt Anh-xtanh) sinh ra trong một gia đình tại Đức. Từ ngày lọt lòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường. Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng cậu bị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, nhút nhát, thường lánh xa mọi đứa trẻ cùng phố. Tại trường học, Albert Einstein không tỏ ra xuất sắc. Bản tính rút rát và ưa tư lự của cậu khiến cho các bạn thường chế riễu cậu là người mơ mộng. Từ thuở nhỏ, Albert Einstein đã yêu thích học hỏi về Vật Lý. Cậu còn nhớ khi lên 5 tuổi, cha cậu cho cậu một chiếc địa bàn. Chiếc kim lúc nào cũng chỉ về một hướng làm cho cậu bé này thắc mắc, suy nghĩ. Lớn lên, Einstein ưa thích đọc các loại sách Khoa Học. Về sau, Anh-xtanh trở thành một nhà bác học với rất nhiều học thuyết nổi tiếng vẫn được áp dụng đến ngày này và là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Bài đọc: Nhà phát minh 6 tuổi

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1)

Bài 1: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?

Trả lời

Tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà khia bỗng nhiên dừng chuyển động.

Bài 2: Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a.

Địa điểm               Dụng cụ                  Mục đích

Trả lời

  • Địa điểm: phòng bếp
  • Dụng cụ: bộ trà
  • Mục đích: khám phá lí do những tách trà dừng chuyển động khi nước trà rớt ra đĩa.

Bài 3: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì?

Trả lời

Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

Bài 4: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi” thể hiện điều gì?

Trả lời 

Thể hiện niềm vui mừng của ông khi phát hiện ra con gái có năng khiếu với khoa học.

Bài 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a.

Trả lời

Ma-ri-a là một cô bé giỏi quan sát, ham học hỏi, biết tự tìm câu trả lời cho câu hỏi do chính mình đặt ra.

Câu hỏi 1: Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng "gia", nêu nghĩa của những từ đó.

Trả lời

Gia đình: những người có chung quan hệ huyết thống, gắn bó với nhau bởi hôn nhân, thường bao gồm cha mẹ và con cháu.

Gia nhân: người làm trong nhà. 

Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.

Câu hỏi 2: Chuyển câu sử dụng dấu ngoặc kép sau đây thành câu sử dụng dấu gạch ngang:

Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!".

Trả lời

Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói:

- Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi !.

Viết

Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện

Bài 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1)

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:

  • Sự việc 1:

Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.

Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng.

  • Sự việc 2:

Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời

Diễn biến: ?

  • Sự việc 3: 

Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội

Diễn biến:?

  • Sự việc 4: 

Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội

Diễn biến:?

  • Sự việc 5:

Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội

Diễn biến:?

  • Sự việc 6:

Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân chiếc giày.

Diễn biến:?

c. Trong bài văn, câu chuyện được kể theo cách nào?

  • Theo sự việc diễn ra trong câu truyện.
  • Theo đặc điểm của nhân vật chính (ngoại hình, hành động, lời nói,...)
  • Tập trung vào một chi tiết mà người viết thích nhất.

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

Trả lời

a. Mở bài: Đoạn đầu tiên (Giới thiệu về câu chuyện Cô bé Lọ Lem)

    Thân bài: 3 đoạn tiếp theo (Kể lại diễn biến câu chuyện)

     Kết bài: Đoạn cuối (Nêu cảm xúc về câu chuyện)

b. 

  • Sự việc 1:

Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.

Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng.

  • Sự việc 2:

Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.

Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.

  • Sự việc 3: 

Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội

Diễn biến: Mẹ kế và 2 cô con gái đi dự vũ hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro.

  • Sự việc 4: 

Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội

Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hóa phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thủy tinh tuyệt đẹp, hóa quả bí ngô thành cỗ xe ngựa và dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm.

  • Sự việc 5:

Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội

Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với cô. Vì vội ra về, cô làm rơi chiếc giày

  • Sự việc 6:

Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân chiếc giày.

Diễn biến: Hai cô chị cũng thử nhưng không vừa, đến Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử đón cô về cung. Từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.

c. Theo sự việc diễn ra trong câu chuyện

d. Đó là những từ ngữ dẫn dắt và kết nối để câu chuyện được kể một cách liền mạch hơn.

Bài 2: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện.

  • Bố cục của bài văn.
  • Trình tự của các sự việc.
  • Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

Trả lời

  • Bố cục bài văn: đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
  • Trình tự của các sự việc: kể lần lượt các sự việc xảy ra từ trước đến sau.
  • Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Ngày xửa ngày xưa, thế rồi, sau đó, từ đó,...

 Đọc mở rộng

Bài 1: Đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống

Biển

Đặng Hấn

Như chiếc chảo rất lớn

Ông trời định nấu canh

Lỡ tay bỏ nhiều muối

Nên thôi, lại để dành!

 

Uống bao nước vào lòng

Biển vẫn gào vẫn thét

Ăn mặn quá phải không?

Nước nào cho đã khát

 

Biển reo vui ào ạt

Khi bãi có chúng em

Biển xô vai người lớn

Hắt sóng vào trẻ con

 

Chiều, biển trở nên buồn

Khi chúng em rời bãi

Nước dâng tận bờ dương

Muốn cùng lên xe đấy!

 

Biển ơi, chờ chút nhé

Hình như còn chỗ ngồi

Nhưng...biển to lớn thế

Ta đành tạm biệt thôi!

 

Bác tài xế nhìn biển

Nhấn vang một hồi còi...

 

Ngôi trường mới

Ngô Quân Miện

Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. 

    Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

    Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Bài 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu

Trả lời

Tên bài thơ, bài văn: Ngôi trường mới

Tác giả: Ngô Quân Miện

Ngày đọc:

Trải nghiệm trong cuộc sống được nhắc đến: Trải nghiệm học trong ngôi trường mới

Suy nghĩ của em về trải nghiệm: Cảm thấy hứng thú vì được học trong một ngôi trường hoàn toàn mới,...

Em đã có trải nghiệm này chưa? Cùng với ai?: Chưa/ Rồi

Mức độ yêu thích:

Bài 3: Trao đổi với bạn về một trải nghiệm thú vị của em cùng người thân

Ví dụ 

Về quê cùng bố mẹ, được ngắm nhìn bình minh tại vùng quê, bầu trời ban đêm đầy sao,...

Sưu tầm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.

Trả lời

Trạng Lường Lương Thế Vinh nổi tiếng với nhiều giai thoại cho thấy ông tài trí hơn người như câu đố cân voi, đo độ dày của một tờ giấy.

Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây. Thay vì trèo lên cây, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả. Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh. 

Lần khác, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ. Thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.

Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo. Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học. Tương truyền, trước kỳ thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, không tán thành cách học của Bảo.

Quả nhiên, năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên trong khi Quách Đình Bảo đỗ thám hoa. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.

Là người quang minh, lỗi lạc lại tài trí, Vinh được triều đình trọng dụng. Ông giữ nhiều chức quan quan trọng trong Hàn lâm viện, đồng thời là một trong số 28 thành viên của hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập.

Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của ông cho nước nhà lại thuộc về lĩnh vực Toán học.

Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón.

Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Vinh nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn nhưng vẫn không bỏ ý định thử tài trạng. Ông ta xé một tờ giấy, yêu cầu Lương Thế Vinh đo độ dày của nó. Trước tình huống khó xử này, ông vẫn ung dung nghĩ ra cách. Ông mượn sứ thần quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.

Với tài năng toán học xuất sắc, Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường. Ông cũng tổng kết kiến thức, viết nên cuốn Đại thành Toán pháp. Cuốn sách này được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Năm 1496, Lương Thế Vinh qua đời. Vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc bèn viết bài thơ khóc Trạng:

Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua

Gióng khách chương đài kiếp tại nhà

Cẩm tú mấy hàng về động ngọc

Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa

Khí thiên đã lại thu sơn nhạc

Danh lạ còn truyền để quốc gia

Khuất ngón tay than tài cái thế

Lấy ai làm Trạng nước Nam ta.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài đọc 12, giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 12 Nhà phát minh 6 tuổi, giải tiếng việt 4 tập KNTT bài 12
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 12 Nhà phát minh 6 tuổi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận