Danh mục bài soạn

Đang cập nhật nội dung...

Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Chương 6: Sinh học vi sinh vật

Hướng dẫn giải chi tiết Chương 6: Sinh học vi sinh vật, sách bài tập Sinh học lớp 10 - bộ sách kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 32: Tại sao ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể lại giảm?

Bài tập 33: Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng đồ thị nào?

A. Parabol.                 B. Đối xứng.               

C. Chữ S.                   D. Chữ M.

Bài tập 34: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giữa pha lũy thừa. 

B. Cuối pha cân bằng.

C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.

D. Đầu pha suy vong.

Bài tập 35: Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Bài tập 35. Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

 

a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào?

b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha.

Bài tập 36: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất?

A. Pha tiềm phát.           B. Pha lũy thừa.         

C. Pha cân bằng.           D. Pha suy vong.

Bài tập 37: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất?

A. Pha tiềm phát.         B. Pha lũy thừa.       

C. Pha cân bằng.         D. Pha suy vong.

Bài tập 38: Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây dưới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

A. Chất dinh dưỡng.         B. Độ ẩm.       

C. Độ pH.                          D. Áp suất thẩm thấu.

Bài tập 39: Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật.

B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm.

C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.

D. Lên men.

Bài tập 40: Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là:

A. phân đôi.                         B. nảy chồi.                         

C. hình thành bào tử.          D. phân mảnh.

Bài tập 41: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ (...) trong câu sau:

a) Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi …..

b) Hình thức sinh sản phổ biến ở nấm là sinh sản bằng …..

Bài tập 42: Hình dạng của vi khuẩn được xác định bởi

A. plasmis.

B. thành tế bào.

C. khả năng hình thành bào tử.

D. bộ xương tế bào nằm trong tế bào chất.

Bài tập 42: Hình dạng của vi khuẩn được xác định bởi

A. plasmis.

B. thành tế bào.

C. khả năng hình thành bào tử.

D. bộ xương tế bào nằm trong tế bào chất.

Bài tập 43: Quá trình nào sau đây liên quan đến sự hợp tác trao đổi chất giữa các tế bào nhân sơ?

A. phân đôi.

B. hình thành nội bào tử.

C. hình thành màng sinh học.

D. quang tự dưỡng.

Bài tập 44: Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở:

A. vi khuẩn lam.

B. Archaea.

C. vi khuẩn Gram dương.

D. vi khuẩn hóa tự dưỡng.

Bài tập 45: Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?

A. Đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA.

B. Đặc điểm về hình thái tế bào.

C. Đặc điểm về hình thái khuẩn lạc.

D. Đặc điểm sinh sản.

Bài tập 46: Để sát khuẩn ngoài da, em cần sử dụng loại hóa chất nào sau đây?

A. Hợp chất phenol.               B. Hợp chất kim loại nặng.

C. Formaldehyde.                  D. Cồn iodine.

Bài tập 47: Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này

A. giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.

B. tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.

C. tạo ra đại phân tử hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.

D. tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.

Bài tập 48: Dựa vào chu trình N2 dưới đây, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là không đúng.

Bài tập 48. Dựa vào chu trình N2 dưới đây, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là không đúng.

A. Vi khuẩn cố định đạm tồn tại trong các nốt sần ở rễ cây họ Đậu và trong đất.

B. Vi khuẩn phản nitrate hoá chuyển hoá nitrate (NO3-) thành khí nitrogen (N2).

C. Quá trình amoni hóa là quá trình ion amoni (NH4+) được giải phóng từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ.

D. Nitrate hóa là quá trình nitrite (NO2-) được chuyển thành ion amoni (NH4+).

Bài tập 49: Những sinh vật đầu tiên cung cấp khí oxygen cho bầu khí quyển là

A. vi khuẩn lam.

B. vi sinh vật quang dưỡng.

C. vi sinh vật kị khí.

D. vi sinh vật tự dưỡng.

Bài tập 50: Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là …, còn ngoại độc tố là…

A. một phần của vi khuẩn; chất hoá học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn.

B. được tiêm vào tế bào chủ; tiết ra trên bề mặt của tế bào chủ.

C. chất hoá học nhắm vào đường tiêu hoá của vật chủ; chất hoá học nhắm vào lớp bao phủ bên ngoài của vật chủ (ví dụ: da).

D. được giải phóng khi vi khuẩn còn sống; được giải phóng khi vi khuẩn chết.

Bài tập 51: Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh?

A. Do có cấu tạo phức tạp, tốc độ sinh sản nhanh.

B. Do hấp thụ các chất chậm nhưng tốc độ chuyển hoá nhanh.

C. Do quá trình hấp thụ, chuyển hoá vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.

D. Do quá trình hấp thụ, chuyển hoá vật chất, năng lượng chậm nhưng quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.

Bài tập 52: Xác định tính đúng sau của các nhận định bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:

Nhận định

Đúng/Sai

a) Nhờ hoạt động của lipase do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các chất dinh dưỡng trong đất.

 

b) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ.

 

c) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập, không có mối quan hệ nào với nhau.

 

d) Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ.

 

Bài tập 53: Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn cơ chất nào?

A. Lipid.                                B. Lactose.             

C. Polysaccharide.               D. Protein.

Bài tập 54: Những quá trình sản xuất nào sau đây là ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

(1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).

(2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối.

(3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,...).

(4) Sản xuất nem chua, nước mắm.

A. (1), (3).            B. (2), (3).             C. (1), (2).             D. (3), (4).

Bài tập 55: Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là trong dạ dày 4 túi của trâu bò và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme gì trong các enzyme sau?

A. Protease.            B. Lipase.            C. Cellulase.            D. Amylase.

Bài tập 56: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?

A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất.

C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.

D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới.

Bài tập 57: Cho các hiện tượg sau: rau cải có vị chua sau khi muối; quần áo bị mốc đen; bánh mì nở phồng khi nướng; thực phẩm bị mốc, thối; thùng rác bốc mùi khó chịu, vết thương mưng mủ, dịch sữa lỏng chuyển thành đặc, sữa chua có vị chua và mùi thơm dịu; hiện tượng nước thải trở nên trong và mất mùi khi qua các bể xử lý. Sắp xếp các hiện tượng trên vào đúng nhóm trong bảng sau:

Lợi ích của vi sinh vật

Tác hại của vi sinh vật

 

 

 

Bài tập 58: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.

B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho con người, vật nuôi và thực vật.

C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.

D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường.

Bài tập 59: Khẳng định nào dưới đây sai?

A. Một số vi sinh vật được dùng trong sản xuất bánh mì, rượu, bia, sữa chua, nước mắm,...

B. Vi khuẩn mang lại những lợi ích lớn về kinh tế.

C. Các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải, giải quyết được vấn đề xử lý nước thải trong công nghiệp.

D. Trong tự nhiên, vi sinh vật dị dưỡng tạo ra oxygen và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.

Bài tập 60: Xác định tính đúng sai của các nhận định dưới đây bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:

Nhận định

Đúng/Sai

1. Tất cả các thành phần hay sản phẩm của vi sinh vật đều có thể được phân giải bằng một sinh vật nào đó.

 

2. Con người sử dụng các vi sinh vật có lợi trong việc tổng hợp một số đại phân tử thiết yếu.

 

3. Các vi sinh vật trong đất đã tham gia vào hai chu trình quyết định cho sự tồn tại của sự sống, đó là chu trình carbon và nitrogen.

 

4. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzyme cellulase tiêu hóa cellulose; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.

 

5. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho động vật nhai lại.

 

6. Vi khuẩn làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm ải đất giúp cho cây trồng phát triển.

 

7. Con người sử dụng vi sinh vật trong sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine... trên quy mô nhỏ.

 

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sbt sinh học 10 sách mới, giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sinh học 10 kntt, giải sinh học 10 KNTT chương 6 sinh học vi sinh vật, giải chương 6 sinh học vi sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Chương 6: Sinh học vi sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT sinh học 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận