Giải công nghệ 4 sách cánh diều bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu

Hướng dẫn học môn Công nghệ 4 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nhân dịp sinh nhật, em được người thân tặng một chậu cây cảnh để trang trí bàn học. Em cần làm gì để cây luôn tươi đẹp?

Trả lời: 

Để cây luôn tươi đẹp cần:

  • Cây đủ sáng.
  • Tưới cây.
  • Lau lá.
  • Cắt tỉa.

1. Trông và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu

a. Vật liệu, vật dụng và dụng cụ

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Quan sát các hình dưới đây, kể tên các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu.

KHÁM PHÁ

KHÁM PHÁ

Trả lời: 

Các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu là:

  • Cây con.
  • Chậu và đĩa lót.
  • Sỏi dăm.
  • Xẻng nhỏ.
  • Giá thể.
  • Phân bón NPK.
  • Bình tưới cây.
  • Khăn lau.
  • Găng tay.

b. Trồng cây lưỡi hổ trong chậu

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Dựa vào hình và thông tin gợi ý dưới đây, em hãy mô tả các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu.

b. Trồng cây lưỡi hổ trong chậu

b. Trồng cây lưỡi hổ trong chậu

Trả lời: 

Các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu là:

1. Dùng xẻng nhỏ xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu.

2. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào chậu một lượng vừa đủ.

3. Đặt cây lưỡi hổ đứng thẳng giữa chậu.

4. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào ngang miệng chậu.

5. Dùng hai tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn.

6. Rải sỏi dăm xung quanh gốc cây sao cho che kín giá thể.

c. Chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu

Cung cấp ánh sáng

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ.

KHÁM PHÁ

Trả lời: 

Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ vì nếu không có ánh sáng cây sẽ bị yếu.

Tưới nước

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: An và Bình đang thảo luận về việc tưới nước cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu. Theo em, bạn nào đã làm đúng?

KHÁM PHÁ

Trả lời:

Bạn Bình đúng vì cây lưỡi hổ chịu hạn tốt và không ưa nhiều nước

Bón phân

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

KHÁM PHÁ

Trả lời:

Công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu là:

1. Nhặt sỏi trên bề mặt giá thể để vào khay.

2. Lấy khoảng 2 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc cây.

3. Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.

4. Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể.

Lau lá

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Quan sát hình và thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

KHÁM PHÁ

Trả lời: 

Lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu là:

1. Làm ướt khăn mềm bằng nước sạch.

2. Dùng khăn mềm và ướt, lau lá nhẹ nhàng từ trên xuống dưới cho sạch bụi bẩn giúp lá bóng đẹp.

Cắt tỉa

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ.

KHÁM PHÁ

Trả lời:

Công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ là dùng kéo cắt bỏ những lá vàng, úa.

2. Trồng và chăm sóc cây kim phát tài trong chậu

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: Hãy kể tên các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây kim phát tài trong chậu.

Trả lời:

Các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây kim phát tài trong chậu là:

  • Chậu và đĩa lót.
  • Cây kim phát tài.
  • Sỏi dăm.
  • Bình tưới cây.
  • Xẻng nhỏ.
  • Găng tay.
  • Giá thể.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy cùng người thân trồng và chăm sóc một loại cây cảnh trong chậu mà em thích.

Trả lời:

Thực hành trông cùng người thân

Câu hỏi 2: Em hãy chia sẻ với các bạn cách trồng và chăm sóc loại cây đó.

Trả lời: 

Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ trong chậu

  • Cây dương xỉ ưa bóng râm nhưng vẫn phát triển tốt ở nơi có ánh sáng hoàn toàn nếu cung cấp đủ nước.
  • Dương xỉ chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng và lạnh rất tốt.
  • Cây rất ưa ẩm.
  • Trồng đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp.
  • Lá cây sẽ mượt mà nếu cung cấp đủ nước, nếu không cây vẫn sống tốt với khả năng chịu hạn cực tốt.
  • Khoảng 2-3 tháng bón phân cho cây để bộ lá đẹp.
  • Thường xuyên cắt tỉa lá già, úa, khô héo để tạo dáng và giảm nấm bệnh cho cây.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải công nghệ 4 CD, Công nghệ 4 CD, Giải công nghệ 4 cánh diều, Công nghệ 4 cánh diều.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải công nghệ 4 sách cánh diều bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ 4 cánh diều. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận