Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy: Cho biết sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp

3. Tìm hiểu hệ quả của cách mạng công nghiệp

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:

  • Cho biết sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp.
  • Nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp.

Cách làm cho bạn:

Sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp:

Nước Anh giữa thế kỷ 18 Nước Anh nửa đầu thế kỷ 19

- Chỉ có một số trung tâm sản xuất thủ công.

- Có 4 thành phố trên 50.000 dân.

- Chưa có đường sắt.

- Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hết nước Anh.

- Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.

- Có 14 thành phố trên 50.000 dân.

- Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp.

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

  • Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
  • Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh; đồng thời, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cũng góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
  • Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận