Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

  • Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào Ngữ tứ có gì khác so với Cách mạng Tân Hợi (1911). Nêu ý nghĩa của phong trào.
  • Lập niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

Cách làm cho bạn:

Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

  • Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.
  • Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.

Phong trào Ngũ tứ:

  • Những khẩu hiệu của phong trào Ngũ tứ như: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều” (quy định những điều khoản bất lợi của các nước đế quốc ở Trung Quốc),… Khác với khẩu hiệu đưa ra trong Cách mạng Tân Hợi “Đánh đổ Mãn Thanh”.
  • Từ những khẩu hiệu trên cho thấy điểm mới của phong trào Ngũ tứ: mục tiêu đấu tranh không phải chỉ nhằm vào triều đình phong kiến Mãn Thanh như cuộc cách mạng Tân Hợi trước đó nữa, mà đã mở rộng hơn, chống lại các nước đế quốc đang xâu xé Trung Quốc.
  • Điểm mới này cũng chính là điểm tiến bộ của phong trào Ngũ tứ. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

Niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939:

Thời gian Sự kiện tiêu biểu
Ngày 4-5-1919 Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
Tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
1926-1927 Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng tiến hành cuộc Chiến tranh Bắc phạt.
Ngày 12-4-1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thượng Hải.
Tháng 7-1927 Chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt.
Tháng 10-1934 Hồng quân công nông tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh.
Tháng 1-1935 Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 7-1937 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản tạm thời đình chiến để kháng chiến chống Nhật.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận