Danh mục bài soạn

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Văn Mẫu Lớp 9: Suy nghĩ của em về câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn''

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 9

Đề bài: Suy nghĩ của em về câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Theo đó, Hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn bài + 3 bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Suy nghĩ của em về câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn''

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu nói trong đời sống

2. Thân bài:

  • "Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá
  • "Văn" là cữ, tri thức
  • Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng
  • Ông cha ta từ  xưa đã quán triệt tinh thần "tiên học lễ".
    • Người có học mà không có "lễ" thì được xem như là hạng bất nhân.
    • Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu
  • Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta 
    • Con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau.
    • Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.
  • Thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. 
  • Người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu nói trên

Bài văn:

"Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị.

"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng."văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích lũy qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "văn". Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng.

Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.

Thời gian gần đây Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, Vì càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. Và gần đây nhất trên các báo chí, mạng Internet, các diễn đàn, blog, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện rất đau lòng : Học trò đánh thầy cô, các em nhỏ xưng hô với người lớn hơn mình bằng em hay mày tao, khi người lớn gọi thay vì trả lời " Dạ , Vâng " thì thay vào chữ " Ờ " và ra đường đôi lúc quên đi sự kính trên nhường dưới .

Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.
Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.

Bài mẫu 2: Em hiểu như thế nào về câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn''

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu nói trong đời sống

2. Thân bài:

  • Việc học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết.
    • Thuở còn nằm nôi thôi thì được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru.
    • Ta cũng được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức tốt đẹp. 
    • Đạo lí đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
  • Nếu xem thường phép tắc, trật tự thì gia đình sẽ mất kỉ luật
  • Gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn.
    • Đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. 
    • Những lời dạy thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên
    • Những cái gọi là đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. 
  • Xã hội hiện nay còn có biết bao câu huyện đáng buồn
  • Đáng chê trách là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu nói trên

Bài văn:

Đã từ bao đời nay cha ông ta luôn luôn coi trọng lễ nghĩa sau đó mới đến học thức. Một con người được đánh giá tốt đầu tiên phải là lối “ứng nhân xử thế” như thế nào. Sau đó mới cần đến những hiểu biết của người đó. Qua câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” ta dường như thấy được bài học mà cha ông ta đã khuyên nhủ.

Quả thật, ta như biết được răng việc học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà con người chúng ta ngay từ thuở còn nằm nôi thôi thì cũng đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru. Và cũng thông qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, thì mỗi chúng ta lại như được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, và ta như thấy được rằng chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, và ta như thấy được chính tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, hat là việc dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình… Rõ ràng, con người mà có lễ nghĩa đạo lí thì như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc nhỏ khi còn chưa bước chân đến trường.

Đến khi đi học, ta như thấy được rằng cùng với việc tiếp thu kiến thức chúng ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Ta như cũng đã biết kính yêu những người thân, đồng thời cũng như việc quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy cho dù là con người ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qủa thật ta như thấy được một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, mà lại có những hành động như thật là vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn chúng ta biết được rằng sau này cũng không thể nào là một công dân có ích.

Bản thân của mỗi chính ta nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Ta cũng như đã biết được rằng chính gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội lúc này đây dường như cũng đang bị rối loạn, hỗn độn biết bao nhiêu thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng đó cũng chính là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Mỗi người như thất được bài học đạo lí không bao giờ cũ, điều đó dường như cũng không bao giờ hết. Khi con người chúng ta học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng dường như chính việc học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết được. Có lẽ cho nên chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.

Nhưng thực tế đã chứng minh lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Thông qua những lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Những cái gọi là đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta dường như cũng không thể nào mà có thể biết cũng như là để xem trọng cho nên kết qụả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống.

Xã hội hiện nay còn có biết bao câu huyện đáng buồn đó chính là có những chuyện như trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Và có thể thấy được đáng chê trách hơn cả đó cũng chính là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ dường như cũng chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Bản thân họ dường như cũng đã quên đi rằng, có phải cứ học giỏi là có đạo đức tốt đâu.

Tóm lại, ta như thấy được rằng chính đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên, ta như thấy được chính bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Và dường như để có thể phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta chắc chắn cũng cần phải ghi nhớ thêm lời Bác dạy đúng đắn đó là bài học “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Bài mẫu 3: Trình bày suy nghĩ của em về câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn''

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu nói trong đời sống

2. Thân bài:

  • “Tiên học lễ” là con người trước hết phải có một phẩm chất đạo đức tốt
  • Câu nói dạy cho chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức
  • Lễ nghĩa là một truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam.
    • Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt
    • Tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt
  • Khi không cư xử lễ độ, chỉ “học văn” mà không “học lễ”
    • Không tạo được mối quan hệ tốt , không nhận được sự yêu mến
    • Cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui
  • Cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép
  • Trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường
  • Người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết 

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về câu nói trên

Bài văn:

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.

Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.

Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.

Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.

Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Từ khóa tìm kiếm google:

văn mẫu lớp 9, tuyển tập văn mẫu lớp 9, văn mẫu lớp 9 hay, tiên học lễ hậu học văn
chiNL9
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn Mẫu Lớp 9: Suy nghĩ của em về câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn'' . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 9. Phần trình bày do Khánh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận