Danh mục bài soạn

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Văn Mẫu Lớp 9: Người xưa có câu: "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình". Tại sao ngưòi xưa lại nói như thế? Hãy nêu cách tự sửa mình

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 9

Đề bài: Người xưa có câu: "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình". Tại sao ngưòi xưa lại nói như thế? Hãy nêu cách tự sửa mình. Theo đó, Hocthoi gửi đến các bạn 2 dàn bài + 2 bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Bàn luận về cách tự sửa mình:  "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình"

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tự sửa mình

2. Thân bài:

  • Một người có tài năg, nhưng khuyết điểm lớn lại là kiêu căng.
    • Không chịu tiếp nhận lời nói của những người xung quanh.
    • Không những không bỏ được cái kiêu căng mà cái tài cũng bị vùi dập từ đó.
  • Một số người lại sửa chữa những khuyết điểm ấy theo kiểu hình thức
  • Thế nào là sửa mình. Và sửa thế nào là đúng cách?
    • Có người sẵn sàng thay đổi những gì mà họ cho là khuyết điểm,
    • Phải biết lời nhận xét ấy đúng hay sai để sửa.
    • Không nên vội vàng, nếu không lại là 1 cái dở.
  • Sửa cái bản chất xấu tồn tại trong con người cần một quá trình
  • Đôi khi họ nhận được những lời khen về sự sửa đổi.
  • Không sửa chữa bản thân sẽ tác động cho những khuyết điểm hình thành.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về vấn đề bàn luận

Bài văn:

Người xưa có câu: "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình". Con người chẳng ai là mười phân vẹn mười cả nên từ khi sinh ra ai cũng có những khuyết điểm riêng. Sống là để tìm ra khuyết điểm đó và sửa lại cho nó trở thành một ưu điểm. Nếu con người không tự chỉnh sửa được cho bản thân khuyết điểm ấy sẽ lớn dần lên chèn ép những bản chất tốt đẹp trong con người. Điều ấy tác động đến đời sống và suy nghĩ .

Đưa ra những ví dụ tiêu biểu như: Một người có tài năg, nhưng khuyết điểm lớn lại là kiêu căng. Không chịu tiếp nhận lời nói của những người xung quanh. Không biết tiếp thu những ý kiến, phê bình đúng đắn, chỉ biết nhìn từ một hướng, luôn cho rằng mình đúng vì bản thân giỏi hơn người khác là một sai lầm. Kái nhỏ ấy dần dần trở thành cái lớn. Không những không bỏ được cái kiêu căng ngạo mạn trong người mà cái tài cũng bị vùi dập từ đó.

Ngược lại với vấn đề nêu trên, một số người lại sửa chữa những khuyết điểm ấy theo kiểu hình thức. Coi lời nói chỉ là suông bỏ ngoài tai tất cả như khi có người góp ý lại nói: "Vâng tôi sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới "hay đại loại là như vậy. Nhưng khi nào ta mới thấy được cái thay đổi trong bản thân con người họ. Nói là vậy nhưng có mấy ai làm...

Bảo là Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sữa mình nhưng thế nào là sửa. Và sửa thế nào là đúng cách?

Có người luôn muốn hoàn thiện bản thân, sẵn sàng thay đổi những gì mà họ cho là khuyết điểm, cái xấu cần được bỏ qua. Nhưng đôy khi ta phải biết nhìn lại và nghĩ lại theo hướng tích cực hơn và đúng đắn hơn. Nói cách khác là phải biết lời nhận xét ấy đúng hay sai để sửa. Không nên vội vàg, nếu không lại là 1 cái dở. BẠn có thể láy ví dụ như câu chuyện đẽo kày giữu đường làm minh hoạ. Đó là cách sửa mình mù quáng, quá tin vào lừoi nói của người khác

Sửa cái bản chất xấu tồn tại trong con người không pảhi chỉ ngày một nagỳ hai mà hoàn thành. Đôi khi họ nhận được những lưòi khen về sự sửa đổi. CHủ quan, bỏ ngang công việc lại và luôn nghĩ rằg đã hoàn thành xong, chẳng kần phải tiếp tục chi cho mệt. Nhưng con người phải biết nhìn khác đi phải biết rằng sửa đổi tính nết cũng như rèn luyện sức khoẻ. Nó phải được diễn ra hằng ngày đều đặn. Phải được siêng suốt qua cả một thời gian dài. Khi con người dừng lại ở việc sửa chữa bản thân đồng thời với việc tác động cho những khuyết điểm ấy dần hình thành.

 

Vậy ta nên sửa mình thế nào. Phải nhận ra những cái ưu và cái khuyết trong bản thân mõi con người, biết lắng nghe những lời nhận xét và góp ý của những người xung quanh. Khi bị phê bình 1 điều gì đó, cần phải cảm ơn người góp ý. Suy nghĩ lại và rút ra được kết luận chính đáng. Nếu lời góp ý đúng ta nên uốn nắn theo. Còn nếu lời nhận xét đó sai với thực tế thì nên loại ổt ra khỏi đầu càng sớm càng tốt.

Bài mẫu 2: Bàn luận về cách tự sửa mình:  "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình"

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tự sửa mình

2. Thân bài:

  • Không biết sửa mình là không sửa chữa những lầm lỗi, khuyết điểm của bản thân
    • Cái hại là cái gây tổn thất, tổn thương (về mặt tâm hồn, nhân cách).
    • Không chịu sửa mình là tự giết nhân cách mình, tạo cho tính xấu
  • Con người hầu như ai cũng có mặt tốt và mặt xấu
  • “Khônq chịu sửa mình”  sẽ nhuộm đen tâm hồn, lâu dần hủy hoại nhân cách.
    • Học sinh cá biệt trong là do không chịu vâng lời dạy bảo của ông bà cha mẹ
    • Không chịu học tập tu dưỡng, nhiều thanh thiếu niên đi vào con đường bê tha
  • Cái hại lớn do không chịu sửa mình diễn ra muôn hình vạn trạng.
    • Kẻ lười biếng nhác làm mà lại thích ăn no, ăn nhiều, ăn ngon, 
    • Nói dối, gian tham, xu nịnh, ... đều là những nết xấu, cực kì xấu.
  • Về chủ quan, kẻ không chịu sửa mìnhlà những kẻ tự mãn, tự cho mình là “lãnh đạo”,
  • Cũng có thể do bản chất "hạ lưu”, sống theo bản năng, chạy theo dục vọng
  • Sống phải biết hướng thiện, phải biết tu thân tích đức để làm người
  • Chớ phải "nằm cũi sắt” ra hầu tòa, hoặc bị bắn nát mặt 

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về vấn đề bàn luận

Bài văn:

Sống ở đời, ai cũng muốn trở thành một con người có văn hóa, có đạo đức tốt đẹp, được mọi người quý trọng. Làm người khó. Có mấy ai hoàn toàn? Có lẽ vì thế mà cổ nhân đã nhắc nhở: "Không có cái hại nào lớn hằng không chịu sửa mình".

Không chịu sửa mình là không biết tu dưỡng đạo đức tư cách, không biết sửa chữa những lầm lỗi, khuyết tật của bản thân mình. Cái hại là cái gây tổn thất, tổn thương (về mặt tâm hồn, về mặt nhân cách). Không chịu sửa mình là cái hại lớn để được làm người, để xứng đáng là một con người, một thành viên trong gia đình và xã hội. Không chịu sửa mình là tự giết nhân cách mình, tạo cho tính xấu ngày một phát triển gây ra bao tệ hại nặng nề, bị mọi người xa lánh, khinh bỉ!

Không chịu sửa mình sẽ làm cho tâm hổn trở thành một cái ao tù, khác nào không tắm rửa nên mặt mày nhem nhuốc, thân thể hôi hám.

Con người hầu như ai cũng có mặt tốt và mặt xấu, hai mặt của nhân tính tồn tại và phát triển hoặc mất dần đi. Cái tính tốt như nhân ái, thật thà, khiêm tốn, siêng năng, hiếu thảo, ... cứ phát triển dần lên, làm cho nhân cách ngày một tốt đẹp. Các tính xấu như lười biếng, tham lam, kiêu căng, ích kỉ, ghen ghét, bất hiếu,... có thể được sửa chữa, được tu dưỡng mà hạn chế hoặc vì “khônq chịu sửa mình” mà ngày một nhuộm đen tâm hồn, lâu dần thành cố tật hủy hoại nhân cách.

Tại sao học sinh ngoan lại học giỏi? Tại sao nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên say mê học hành trở thành gương mẫu tiên tiến? Tại sao không ít thanh niên, thiếu niên sớm đi vào con đường hư hỏng? Học sinh hư, học sinh cá biệt trong các trường học hiện nay là do không chịu vâng lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, không bao giờ chịu học chịu hành theo lời dạy bảo của thầy cô giáo mà chỉ biết đua đòi ăn chơi, không bao giờ biết tu dưỡng đạo đức, không bao giờ chịu sửa mình, không hề nghĩ đến tương lai của đời mình.

Khi đôi tay đã nhúng chàm rồi, nhàn cách méo mó, tâm hồn sa đọa vì không chịu sửa mình, không chịu học tập tu dưỡng, nhiều thanh thiếu niên sớm đi vào con đường bê tha, nghiện ngập, trở thành gánh nặng của gia đình và của xã hội. Có không ít phạm nhàn vừa mới ra tù (vì cải tạo tốt!?) đã đi ăn cướp, giết người, gây ra bao vụ động trời mà báo chí nói đến, đã cho ta thấy, cho ta hiểu, cho ta thấm thìa rằng “Khônq có cái hại nào lớn bằn % khônq chịu sửa mình”.

Cái hại lớn do không chịu sửa mình diễn ra muôn hình vạn trạng. Kẻ lười biếng nhác làm mà lại thích ăn no, ăn nhiều, ăn ngon, thích an nhàn ăn chơi, sợ vất vả khó nhọc. Có sửa được cái tính lười biếng không?

Nói dối, gian tham, xu nịnh, ... đều là những nết xấu, cực kì xấu. Khi đã dấn thân vào những vết nhơ ấy, đã có mấy ai tự sửa được lỗi lầm! “Máu tham hễ thấy hơi đồnq thì mê!” (Truyện Kiều). Hám danh lợi, hám vàng, hám đô la, ... đẻ đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, để có nhiều triệu đô bí mật gửi Ngân hàng Thụy Sĩ. Bọn công chức sa đọa tham nhũng, hành dân nhưng lại tỏ vẻ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chúng nói một đằng mà làm một nẻo! Không phải chỉ vài tên mà là “một hộ phận khônq nhỏ”. Có dùng vũ khí tự phê bình và phê bình để quét sạch được lũ lưu manh này không? Chúng “khônq chịu sửa mình” mà chúng còn cố kết với nhau thành dây, thành nhóm, thành bè! Có chống được nạn tham nhũng khi đã trở thành quốc nạn để xây dựng con người mới, nền đạo đức mới không? Nhân dân mong chờ, các bà mẹ có con là liệt sĩ mong chờ.

Nói sao hết cái hại lớn do không chịu tu thân, không chịu sửa mình. Một vấn đề nữa đặt ra để ta hiểu sâu hơn ý kiến của cổ nhân là tại sao người đời lại không chịu sửa mình? Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Về chủ quan, kẻ không chịu sửa mình, không chịu tu thân là những kẻ tự mãn, tự túc, tự cho mình là “lãnh đạo”, là thánh tướng đứng trên đầu thiên hạ. Hoặc quá yêu bản thân mình khi đã và đang được một bọn người xung quanh ton hót, xu nịnh. Cũng có thể do bản chất "hạ lưu”, "tư cách mơ' (chữ dùng của Nam Cao) sống theo bản năng, chạy theo dục vọng, hám danh, hám lợi, mê gái mà sa đọa, rồi trượt ngã lao dần xuống vực sâu. Một chủ tịch tỉnh ăn chơi trác táng, một cán bộ lãnh đạo cấp sở đánh bạc, đánh cờ (5 tỉ đồng/ván), một thứ trưởng xài bằng giả và đục khoét, làm tiền, v.v... Đối với thiếu niên học sinh hư hỏng, là do cha mẹ nuông chiều hay buông lỏng, hoặc ăn chơi đua đòi, hoặc hư thân mất nết ít nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo. Kể sao hết được nguyên nhân khi con người đã biến thành ma quỷ!

Về khách quan, có người báo là do mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoặc do cơ chế "tập thể lãnh dạo. cá nhân phụ trách" nhưng khi có thành tích thì tự vỗ ngực vơ về phần cá nhân, còn thất bại thì đổ cho tập thể, thế là hòa cả làng. Thông tin thiếu kịp thời, thiếu minh bạch, pháp luật thiếu nghiêm minh, kỉ luật lỏng lẻo, thiếu kiên quyết, sợ ném chuột vỡ hình, sợ mất uy tín tổ chức, v.v... Vì thế mà tình trạng “mất lòng dân” ngày một trầm trọng, một số quan chức "hự" bị dàn chúng mỉa mai là "thằng nọ”, "mụ kia", "tên ây”, "con này”,...

"Không chịu sửa mình”có phải do "chủ nghĩa cá nhân vụ lợi thực dụng phát triển”, do "Cán hộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện”,do "kỉ cương, kỉ luật không nghiêm, nói không di dài với làm, hoặc làm chiếu lệ”,v.v... (Một số vấn đề cấp hách vê xây dựng Đảng hiện nay -Nguyễn Phú Trọng)

Sống phải biết hướng thiện, phải biết tu thân tích đức để làm người, để được đồng loại thương yêu quv mến. Chớ làm vua quỷ, vua lợn như Lê Tương Dực, Lê Uy Mục. Chớ phải "nằm cũi sắt” ra hầu tòa, hoặc bị bắn nát mặt như hai vị tổng thống "anh minh" kia! Có phải vì tham quyền cố vị hay vì "không chịu sửa mình” mà phải trả giá bằng máu.

Phải sửa mình, phải tu thân để sống "sang trọng” giữa cộng đồng, sửa mình để làm đứa con hiếu thảo chăm ngoan, học giỏi, làm cho ông bà, cha mẹ hãnh diện, vui sướng. Sửa minh để làm người công dân tốt. Có biết sửa mình để hoàn thiện nhân cách mới là biết làm người, và để được sống hạnh phúc.

Từ khóa tìm kiếm google:

văn mẫu lớp 9, tuyển tập văn mẫu lớp 9, văn mẫu lớp 9 hay, nghị luận xã hội
chiNL9
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn Mẫu Lớp 9: Người xưa có câu: "Không có cái tự hại nào hơn bằng không tự sửa mình". Tại sao ngưòi xưa lại nói như thế? Hãy nêu cách tự sửa mình . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 9. Phần trình bày do Khánh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận