Danh mục bài soạn

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 9

Đề bài: Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn. Theo đó, Hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn bài + 3 bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

 Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về lời cảm ơn và xin lỗi trong đời sống

2. Thân bài:

  • Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa
  • Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn ân nhân của mình
    • Khi cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa
    • Cảm ơn hay lời xin lỗi đem niềm vui tới người nhận, giải tỏa khúc mắc
  • Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác.
    • Lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa con người thêm gần gũi
    • Là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.
  • “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo.
    • Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người.
    • Có những sai lầm mới có những thành công.
    • Lời xin lỗi hạn chế hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn bình yên
  • Cảm ơn và xin lỗi sẽ đánh giá phẩm chất văn hóa của mỗi cá nhân

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về sức mạnh của cảm ơn và xin lỗi

Bài văn:

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Hãy lắng nghe cuộc sống, hòa nhập vào với cuộc sống bằng chính trái tim của mình. Để thấy được cuộc sống quanh chúng ta biết bao điều tốt đẹp. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với chúng ta. Xin cảm ơn!

Bài mẫu 2: Bàn về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

 Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về lời cảm ơn và xin lỗi trong đời sống

2. Thân bài:

  • Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn
    • Cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi mà lại không hề nói lời xin lỗi?
    • Một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn
    • Một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn
  • Tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn khi nói hai câu này?
    • Có phải khi nói cảm ơn bạn có cảm giác mình mang ơn họ ?
    • Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống ?
    • Đừng để những cảm giác lệch lạc làm ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi 
  • Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao.
    • Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì không ai chịu nói lời xin lỗi
  • Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi
    • Hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về sức mạnh của cảm ơn và xin lỗi

Bài văn:

Có hai câu rất ngắn ngọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được ai đó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là " cảm ơn" và " xin lỗi".

Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn từ họ? Hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn, người với người thân thiện hơn,....? Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại không hề nói lời xin lỗi? Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều....?

Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay tha thứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vì nó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn, khiến con người vị tha hơn, giúp những vết dạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lại thường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?

Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.....

Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã không nói 2 câu này.

" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng ta chỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ thoáng hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm được điều đó chúng ta cần học cách nói hai câu "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.

Bài mẫu 3: Suy nghĩ của em về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

 Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về lời cảm ơn và xin lỗi trong đời sống

2. Thân bài:

  • Biết nói cảm ơn và xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong giao tiếp
  • Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh sẽ giúp lòng mình được thanh thản
    • Lời cảm ơn, xin lỗi sẽ khiến con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn
    • Không chịu xin lỗi sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng
  • Những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến
    • Đất nước đổi mới, con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với nhau
  • Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khiến cho tâm hồn trở nên chai sạn
    • Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết.
    • Con người không viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa
    • Những người không biết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức
  • Người ta thường nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” 
  • Lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thành 

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về sức mạnh của cảm ơn và xin lỗi

Bài văn:

Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lòng tự tôn của chính bản thân mình

Biết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp giữa con người với con người. 
Khi được giúp đỡ, con người ta cần phải nói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấy ấm lòng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến cho mọi người.

Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sẽ giúp lòng mình được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Lời cảm ơn, xin lỗi lịch sự, chân thành sẽ khiến con người với con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn vì những điều tưởng như bình dị, giản đơn nhưng có tầm quan trọng vô cùng 

Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn, rằng việc làm của họ và vô nghĩa và sự giúp đỡ sẽ không có lần thứ hai. Không chịu xin lỗi, không chịu nhận lỗi khi làm sai sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánh giá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến hay còn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõ rệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khi đưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra những lời cảm ơn không có nhiều tình cảm.

Đất nước ngày một đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng với sự nhu nhập của văn hóa và nhu cầu vật chất ngày càng cao khiến cho con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với nhau, ít quan tâm nhau và có nhiều sự tính toán thiệt hơn với nhau để giành lấy phần hơn về cho mình. Để rồi, chính những lối ứng xử văn hóa đạo đức tưởng chừng đã trở thành đạo lý, truyền thống cũng bị mai một dần, lời cảm ơn và xin lỗi cũng vậy.

Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm. Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết. Con người không viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa, những người không biết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức

Đừng coi thường lời cảm ơn, xin lỗi tưởng chừng nhỏ bé và vô hại, nó là bề nổi của đạo đức nhưng đừng để nó bị thoái trào. Người ta thường nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để cho thấy tầm quan trọng của ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Văn hóa, đạo đức, lòng tự tôn và cách đánh giá về một con người cũng từ đó mà ra. Tuy nhiên, lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thành thì đó mới thực sự tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp thực sự.

Hãy biết nói lời cảm ơn khi được nhận ơn và biết nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm, đó là phép lịch sự tối thiểu nhất, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hãy xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trước mắt mọi người từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Từ khóa tìm kiếm google:

văn mẫu lớp 9, tuyển tập văn mẫu lớp 9, văn mẫu lớp 9 hay, nghị luận xã hội
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 9. Phần trình bày do Khánh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận