Soạn VNEN văn7 bài 12: Rằm tháng giêng

Soạn văn 7 VNEN bài 12: Rằm tháng giêng trang 75. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

A. Hoạt động hình thành kiến thức

Đọc một câu thơ ( bài thơ) Hồ Chí Minh có hình ảnh trăng em đã sưu tầm và nêu cảm nhận của em về bài thơ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Rằm tháng giêng

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng ( chữ) trong mỗi câu thơ, số câu của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ ( bằng phiên âm)

b. Đọc hai câu thơ đầu và cho biết:

  • (1) Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian, không gian nào?
  • (2) Việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?
  • (3) Cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :

  • Câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?
  • Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d. Bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc nào?

3. Tìm hiểu về thành ngữ:

a. Đọc câu ca dao sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

(1) Có thể thêm, thay hay bớt một vài từ trong cụm từ lên gác xuống ghềnh được hay không?

(2) Hãy cho biết nghĩa của cụm từ đó

b. Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Xác định vai trò của ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:

(1)

 Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

(2) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ...

(Tô Hoài)

4. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

( Văn bản trang 77 sách vnen ngữ văn 7 tập 1)

a. Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng,  liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về cácchi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

b. Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

2. Tìm và giải thích các thành ngữ trong những câu, đoạn văn sau đây

a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.  

(Bánh chưng, bánh giầy)

b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c.

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.

  • Lời ... tiếng nói
  • Một nắng hai ...
  • Ngày lành tháng ...
  • No cơm ấm ...
  • Bách ... bách thắng
  • Sinh ... lập nghiệp

D. Hoạt động vận dụng

1. Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:

  • Con Rồng cháu tiên
  • Ếch ngồi đáy giếng
  • Thầy bói xem voi

2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Rằm tháng giêng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy

Từ khóa tìm kiếm google:

Soạn văn 7 VNEN bài 12: Rằm tháng giêng trang 75, giải bài tập VNEN bài 12: Rằm tháng giêng trang 75 , VNEN bài 7: Rằm tháng giêng trang 75
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN văn7 bài 12: Rằm tháng giêng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN ngữ văn 7 tập 1. Phần trình bày do Hiền Lương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận