Soạn VNEN văn 8 bài 17: Nhớ rừng – Ông đồ

Soạn văn bài: Nhớ rừng – Ông đồ - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 3. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hoạt động khởi động

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

- Đọc diễn cảm đoạn thơ trên

- Hình dung về hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật “ta” trong đoạn thơ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Nhớ rừng

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nối số thứ tự ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để có được ý chính của từng đoạn trong bài thơ Nhớ rừng:

A – Đoạn

B – Nội dung

1

Giấc mộng về một thuở hào hùng, dũng mãnh, tự do ở chốn rừng thiêng.

2

Tâm trạng căm ghét, khinh thường của con hổ với cảnh vườn bách thú.

3

Tâm trạng uất hận, ngao ngán, chán ghét cuộc sống phẳng lặng, tù túng của con hổ.

4

Nỗi thất vọng, uất hận, tiếc nuối quá khứ oanh liệt.

5

Nỗi hoài niệm về cảnh núi rừng hùng vĩ gắn với vẻ đẹp và sức mạnh oai hùng của chúa sơn lâm.

b) Dưới đây là cuộc trò chuyện của ba bạn học sinh về bài thơ Nhớ rừng:

Lan: Đoạn 1 và đoạn 4 đã miêu tả rất ấn tượng cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt.

Hoa: Ở đoạn 2 và đoạn 3, cảnh núi rừng hùng vĩ được tác giả miêu tả ấn tượng hơn.

Mai: Cả hai cảnh tượng này đều được tác giả miêu tả rất ấn tượng, đặc biệt là biện pháp đối lập đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ.

Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy phân tích cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh , giọng điệu trong các câu thơ để chứng minh cho lựa chọn của mình.

c) Qua cảnh tượng vườn bách thú (hiện tại) và cảnh núi rừng đại ngàn (quá khứ), chỉ ra những tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Tâm sự ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời?

d) Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ?

3. Tìm hiểu về câu nghi vấn

a) Đọc lại bài thơ Nhớ rừng và chỉ ra những câu nghi vấn trong bài thơ. Dấu hiệu nào về mặt hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?

b) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:

- Không đau con ạ !

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Gạch chân những câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

(2) Chỉ ra các từ nghi vấn trong những câu đó.

(3) Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên được dùng với mục đích gì?

c) Theo em, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Những từ ngữ nào thường được dùng trong câu nghi vấn.

4. Tìm hiểu về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

a) Đọc văn bản thuyết minh sau và thực hiện yêu cầu:

Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

(Theo Hoa học trò)

(1) Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng:

A. Diễn dịch      B.Quy nạp       C. Song hành        D. Móc xích

(2) Tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ dung trong đoạn văn trên.

b) Hãy viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 câu, chủ đề tự chọn) theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.

c) Theo em, khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và sắp xếp ý như thế nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc bài thơ Ông đồ

Yêu cầu

a) Hoàn thiện bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.

Nội dung miêu tả

Quá khứ

Hiện tại

Không gian

 

 

Thời gian

 

 

Tình cảnh của ông đồ

 

 

Tâm trạng của ông đồ

 

 

b) Sự đối lập trên gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm sự của nhà thơ?

b) Sự đối lập trên gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm sự của nhà thơ?

c) Chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ (các biện pháp tu từ, thể thơ, tả cảnh, tả tình,…)

2. Luyện tập về câu nghi vấn

3. Luyện tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

a) Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.

b) Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

- Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 5 – 6 câu giới thiệu những thành công của Thế Lữ trong bài thơ Nhớ rừng về một trong hai phương diện: nội dung, nghệ thuật.

- Viết đoạn văn thuyết minh khoảng  7 – 10 câu theo cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ ông đồ.

D. Hoạt động vận dụng

1. Đóng vai con hổ trong bài thơ Nhớ rừng và thuật lại tâm trạng tiếc nuối quá khứ.

D. Hoạt động vận dụng

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay (trình bày bằng một đoạn văn khoảng ½ trang).

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hiện nay, tình trạng săn bắt thú rừng quý hiếm (trong đó có loài hổ) đang ở mức báo động. Đặt 2 – 3 câu nghi vấn và tìm các phương án trả lời ngằn ngăn chặn tình trạng đó.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 17 nhớ rừng – ông đồ, nhớ rừng – ông đồ trang 3, nhớ rừng – ông đồ sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN văn 8 bài 17: Nhớ rừng – Ông đồ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN ngữ văn 8 tập 2. Phần trình bày do Hải Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận