Soạn VNEN văn 6 bài 28: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 6 tập 2 trang 87. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

A. Hoạt động hình thành kiến thức.

Trong các câu sau, câu nào chưa đủ thành phần chính?

  • Giữa thành phố nơi có một tòa nhà cao tầng
  • Ngoài sân, chiếc lá rơi nhẹ nhẹ
  • Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
  • Vừa đi học về, mẹ bảo Lan ra chợ mua rau, Lan cất  cặp rồi chạy đi ngay

Trả lời:

Câu chưa đủ thành phần chính: 

  • Giữa thành phố nơi có một tòa nhà cao tầng ( đây mới là TN)

Giải đáp câu hỏi và bài tập

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Các câu sau đã đúng ngữ pháp chưa? Vì sao ? Chữa lại những câu sai cho đúng.

  • Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt vung thẳng vào quân thù.
  • Thánh Gióng đã ngựa sắt, vung roi sắt vung thẳng vào quân thù.
  • Qua chuyện ”Dế Mèn phiêu lưu kí “ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
  • Đối với những bạn học sinh của lớp 6A chăm ngoan và học giỏi.
  • Những bạn học sinh của lớp 6A chăm ngoan học giỏi.

2.Trong  số những câu dưới đây, câu nào mắc lỗi ở bộ phận chủ ngữ, vị ngữ? Đề xuất cách sửa chữa.

  • Kết quả năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.
  • Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.
  • Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
  • Chúng tôi thích nghe kể những câu chuyện dân gian.

3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau. Nếu câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, hãy bổ sung và sửa lại cho đúng.

  • Đằng cuối bãi hai cậu bé con tiến lại.
  • Dưới gốc măng, tua tủa những mầm măng.
  • Anh Nguyễn Văn Trỗi , người anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

4. Xác định chủ ngữ vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau :

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà dựn cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau . Tre là cánh tay của người nông dân.

( Thép Mới,Cây tre Việt Nam)

C. Hoạt động luyện tập

1. Chỉ rõ lỗi sai (nếu có )trong những câu sau:

a) Chi đội 8C , một chi đội mạnh của trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám .

      ...

b) Mọi người đang quây quần bên nồi bánh trưng, chuyện trò rôm rả.

      ...

c) Qua chuyện “ Thánh Gióng “”cho ta thấy rõ tinh thần yêu nước vô cùng sâu sắc của cha ông xưa.

     ...

2. Đọc hai mẫu đơn sau và thực hiện yêu cầu :

Từ hai mẫu trên, hãy cho biết:

a) Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào?

b) Hai mẫu trên có những điểm gì giống và khác nhau?

c) Những phần nào là quan trọng , không thể thiếu trong hai mẫu đơn?

( Gợi ý: Muốn xác định phần nào là quan trọng , cần trả lời các câu hỏi : Ai gửi đơn ? Gửi cho ai? Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì?)

3.Tìm những chủ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống(viết lại vào vở bài tập):

a) ... có trăm nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc

b) ... có đêm Trung Thu thật thú vị.

c) ... có những đợt rét đậm kéo dài.

d) ... có nhiều trái ngọt hoa thơm.

4. Tìm những vị ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ( viết lại vào vở bài tập):

a) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn ...

b) Vào những ngày hè, học sinh...

c) Buổi sáng , mặt hồ ...

d) Khi gió đồng ngát hương, chim én ...

5. Chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn :

a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con , còn hổ cái nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn , trên những hồ ao quang bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng ) kể lại một sự việc em đã được chứng kiến . Đọc kĩ để phát hiện lỗi về chủ ngữ ,vị ngữ ,lỗi chính tả (nếu có) trong bài và nêu cách sửa.

2. Giả sử gia đình em cần chuyển đến nơi ở mới, em muốn được nhập học tại một trường gần đó. Hãy viết đơn trình bày nguyện vọng của mình.

3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau

  • Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp thoáng mái chùa cổ kính.
  • Trong rừng có tiếng nước chảy róc rách.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

Sưu tầm trên sách báo, mạng, In-tơ-nét một số quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết/ nói những câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 28 Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trang 88, bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữvnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN văn 6 bài 28: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN ngữ văn 6 tập 2. Phần trình bày do Hiền Lương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận