Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Tam giác đồng dạng

Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Soạn VNEN toán 8 bài 8: Ôn tập cuối năm

Giải bài 8: Ôn tập cuối năm - Sách VNEN toán 8 tập 2 trang 115. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

PHẦN ĐẠI SỐ

Bài tập 1: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) $x^{2}$ - 3x + 2 ;                   b) $x^{2}$ + 4x - 12 ;                     c) $x^{3}$ + 27 ;

d) $x^{2}$ + 4xy + 3$y^{2}$ ;            e) $x^{2}$ + xy - 2$y^{2}$ ;           f) $x^{3}$ - 8$y^{3}$.

Bài tập 2: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Thực hiện phép chia đa thức ($x^{4}$ - 2x$^{3}$ + 3$x^{2}$ + x - 5) : ($x^{2}$ - x - 2).

Bài tập 3: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Rút gọn biểu thức P = $\frac{a^{2} + 1}{a}$ + $\frac{a^{3} - 1}{a^{2} - a}$ - $\frac{a^{3} + 1}{a^{2} + a}$, với 0 < a, a $\neq $ 1

Bài tập 4: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Giải các phương trình sau:

a) $\frac{2x + 3}{4}$ - $\frac{3x + 4}{5}$ = x - 6;                   b) $\frac{x + 5}{x + 1}$ + $\frac{x + 6}{x - 1}$ = 2 ; 

c) $\left |2x + 3 \right |$ = 5 ;   d) 2x + $\left | x - 1 \right |$ = 3 ;    e) $x^{2}$ - 4x = 0 ;  f) $x^{2}$ - 3x + 2 = 0.

Bài tập 5: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Giải các bất phương trình sau:

a) 4x - 5 > x + 1 ;                          b) 8x + 7 < 2x - 3.

Bài tập 6: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Cho biểu thức: Q = $\frac{2x - 9}{x^{2} - 5x + 6}$ - $\frac{x + 3}{x - 2}$ + $\frac{2x + 1}{x - 3}$.

a) Rút gọn biểu thức; 

b) Tìm điều kiện của x để $\left | Q \right |$ = 1;

c) Tìm số tự nhiên x để Q nhận giá trị nguyên;

d) Tìm điều kiện của x để Q nhận giá trị âm.

PHẦN HÌNH HỌC

Bài tập 1: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Cho hình thang ABCD, hai cạnh đáy AB và CD. Hai đường chéo cắt nhau tại O. Biết rằng OA = 2cm, OC = 6cm, OB = 4cm. Tính OD.

Bài tập 2: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Cho hình bình hành ABCD. Các điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh AB và CD sao cho AM = CN. Chứng minh rằng:

a) AMCN là hình bình hành.

b) Ba đường thẳng AC, BD, MN đồng quy.

Bài tập 3: Trang 116 sách VNEN 8 tập 2 

Cho tứ giác ABCD có AB $\perp $ BD, AC $\perp $ CD. Hai đường chéo cắt nhau tại I. Chứng minh rằng IA.IC = IB.ID.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài tập 1: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Một ô tô tải đi từ A đến B với vận tốc 45km/h. Sau đó 1 giờ 30 phút thì một xe khác cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc 60km/h và đến B cùng lúc với xe tải. Tính quãng đường AB.

Bài tập 2: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Trong tuần đầu, hai tổ sản xuất được 1500 bộ quần áo. Sang tuần thứ hai, tổ A sản xuất vượt mức 25%, tổ B giảm mức 18% nên trong tuần này, cả hai tổ sản xuất được 1617 bộ. Hỏi trong tuần đầu mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu bộ quần áo?

Bài tập 3: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Trong hình 128, đoạn thẳng AH biểu diễn một cái cột mà người ta cần đo chiều cao. Ba điểm O, H, K thẳng hàng và ba điểm O, A, B thẳng hàng. Biết rằng OK = 1m, OH = 100m, BK = 1,5m. Tính chiều cao của cột.

Bài tập 4: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Một miếng bìa hình chữ nhật có đường chéo là 1m và một cạnh là 6dm. Tính diện tích của miếng bìa.

Bài tập 5: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Một mảnh giấy có dạng hình thoi với hai đường chéo là 12cm và 16cm. Tính diện tích của mảnh giấy này.

Bài tập 6: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Một hộp đựng thực phẩm có dạng hình lập phương và có diện tích toàn phần bằng 96$dm^{2}$. Tính thể tích của hộp.

Bài tập 7: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Một dụng cụ đựng chất lỏng có dạng một hình chóp tứ giác đều với đường cao là 20cm và đường chéo của mặt đáy là 15$\sqrt{2}$. Tính thể tích của dụng cụ.

Bài tập 8: Trang 117 sách VNEN 8 tập 2 

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 18cm va trung đoạn bằng 15cm.

a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp đều.

b) Tính đường cao của hình chóp đều và thể tích của hình chóp đều.

c) Cắt hình chóp đều bởi mặt phẳng (P) song song với đáy (ABCD) ta được hình chóp cụt đều MNPQ.ABCD (h.106). Biết rằng $\frac{SM}{SA}$ = $\frac{2}{5}$. Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 8 00n tập cuối năm, ôn tập cuối năm trang 115 vnen toán 8, bài 8 sách vnen toán 8 tập 2, giải sách vnen toán 8 tập 2 chi tiết dễ hiểu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 8: Ôn tập cuối năm . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 2. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận