Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Tam giác đồng dạng

Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Soạn VNEN toán 8 bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất

Giải bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất - Sách VNEN toán 8 tập 2 trang 64. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A.B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG và HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. a) Cho $\Delta $ABC và $\Delta $ A'B'C' có các kích thước như hình 30 (cùng đơn vị đo là cen-ti-met). Hỏi $\Delta $ ABC và $\Delta $ A'B'C' có đồng dạng với nhau không?

Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện lời giải:

- Lấy M trên AB sao cho AM = 1,5cm.Qua M kẻ đường thẳng song song với BC cắt cạnh AC tại N.

- Vì MN // BC nên $\Delta $ AMN $\sim $ $\Delta $......

Suy ra $\frac{AM}{AB}$ = $\frac{AN}{AC}$ = $\frac{MN}{BC}$, hay $\frac{1,5}{3}$ = $\frac{AN}{4}$ = $\frac{MN}{6}$ nên AN = $\frac{4 . 1,5}{3}$ = 2 (cm) và MN = $\frac{6 . 1,5}{3}$ = 3 (cm).

Vậy $\Delta $ AMN = $\Delta $........(AM = A'B'; AN =.........; MN = .........).

Suy ra $\Delta $ AMN $\sim $ .........

Từ (1) và (2) suy ra $\Delta $ ABC $\sim $ $\Delta $ A'B'C'.

Trả lời:

- Lấy M trên AB sao cho AM = 1,5cm.Qua M kẻ đường thẳng song song với BC cắt cạnh AC tại N.

- Vì MN // BC nên $\Delta $ AMN $\sim $ $\Delta $ ABC

Suy ra $\frac{AM}{AB}$ = $\frac{AN}{AC}$ = $\frac{MN}{BC}$, hay $\frac{1,5}{3}$ = $\frac{AN}{4}$ = $\frac{MN}{6}$ nên AN = $\frac{4 . 1,5}{3}$ = 2 (cm) và MN = $\frac{6 . 1,5}{3}$ = 3 (cm).

Vậy $\Delta $ AMN = $\Delta $ A'B'C' (AM = A'B'; AN = A'C'; MN = B'C').

Suy ra $\Delta $ AMN $\sim $ A'B'C'

Từ (1) và (2) suy ra $\Delta $ ABC $\sim $ $\Delta $ A'B'C'.

2. a) Cho hình 32, độ dài các cạnh cho trên hình vẽ ( có cùng đơn vị đo cen-ti-met).

* Tính AC và A'C'.

* Chứng tỏ $\Delta $ A'B'C' $\sim $ $\Delta $ ABC.

Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện lời giải

* Áp dụng định lí Py-ta-go vào $\Delta $ A'B'C' vuông tại A', có:

$A'B'^{2}$ + $A'C'^{2}$ = $B'C'^{2}$ hay $A'C'^{2}$ = ...........suy ra A'C' = $\sqrt{16}$ = ........(cm).

Áp dụng định lí Py-ta-go vào $\Delta $ ABC vuông tại A, có:

$AB^{2}$ + $AC^{2}$ = $BC^{2}$ hay $AC^{2}$ = ...........suy ra AC =............ = 8 (cm).

* $\Delta $ A'B'C' và $\Delta $ ABC, có: $\frac{A'B'}{AB}$ = $\frac{......}{AC}$ = $\frac{B'C'}{.......}$ (Vì $\frac{3}{6}$ = $\frac{4}{8}$ = $\frac{5}{10}$ = $\frac{1}{2}$).

Vậy $\Delta $ ABC $\sim $ $\Delta $.........

Trả lời:

* Áp dụng định lí Py-ta-go vào $\Delta $ A'B'C' vuông tại A', có:

$A'B'^{2}$ + $A'C'^{2}$ = $B'C'^{2}$ hay $A'C'^{2}$ = 16 suy ra A'C' = $\sqrt{16}$ = 4(cm).

Áp dụng định lí Py-ta-go vào $\Delta $ ABC vuông tại A, có:

$AB^{2}$ + $AC^{2}$ = $BC^{2}$ hay $AC^{2}$ = 64 suy ra AC = $\sqrt{64}$ = 8 (cm).

* $\Delta $ A'B'C' và $\Delta $ ABC, có: $\frac{A'B'}{AB}$ = $\frac{A'C'}{AC}$ = $\frac{B'C'}{BC}$ (Vì $\frac{3}{6}$ = $\frac{4}{8}$ = $\frac{5}{10}$ = $\frac{1}{2}$).

Vậy $\Delta $ ABC $\sim $ $\Delta $ A'B'C'.

d) Tìm trong hình 34 các cặp tam giác đồng dạng:

Trả lời:

Ta có: $\frac{AB}{DF}$ = $\frac{4}{2}$ = 2

          $\frac{AC}{DE}$ = $\frac{6}{3}$ = 2

          $\frac{BC}{EF}$ = $\frac{8}{4}$ = 2

$\rightarrow $  $\frac{AB}{DF}$ =  $\frac{AC}{DE}$  =  $\frac{BC}{EF}$ = 2 

$\rightarrow $ $\Delta $ ABC $\sim $ $\Delta $ DFE.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 67 sách VNEN 8 tập 2 

Cho hai tam giác ABC và A'B'C' có kích thước như trong hình 35.

a) $\Delta $ ABC và $\Delta $ A'B'C' có đồng dạng vói nhau không? Vì sao?

b) Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đó.

Bài tập 2: Trang 68 sách VNEN 8 tập 2 

Tam giác ABC có độ dài các cạnh là AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 8cm. Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC và có chu vi bằng 45cm. Hãy tính độ dài các cạnh của tam giác A'B'C'.

Bài tập 3: Trang 68 sách VNEN 8 tập 2 

Cho hai tam giác đồng dạng có tỉ số chu vi là $\frac{13}{15}$ và hiệu độ dài hai cạnh tương ứng của chúng là 14,6 cm. Tính độ dài hai cạnh đó. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Bài tập 1: Trang 68 sách VNEN 8 tập 2 

Cho tam giác ABC vuông tại A, AC = 4cm; BC = 6cm. Kẻ tia Cx vuông góc với BC (tia Cx và điểm A nằm khác phía với đường thẳng BC). Lấy trên Cx điểm D sao cho BD = 9cm (h,36). Chứng minh BD // AC.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 5 trường hợp đồng dạng thứ nhất, trường hợp đồng dạng thứ nhất trang 64 vnen toán 8, bài 5 sách vnen toán 8 tập 2, giải sách vnen toán 8 tập 2 chi tiết dễ hiểu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 2. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận