Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Tam giác đồng dạng

Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Soạn VNEN toán 8 bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Giải bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân - Sách VNEN toán 8 tập 2 trang 30. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. a) Thực hiện các hoạt động sau

- So sánh: - 2 và 3 ;       ( -2).5 và 3.5

- Dự đoán kết quả so sánh ( -2).c và 5.c, với c > 0

Trả lời:

- So sánh: - 2 < 3 ;                 (- 2).5 < 3.5

- Dự đoán: (- 2).c < 5.c, với c > 0

c) Thực hiện các hoạt động sau

- Điền dấu thích hợp (<, >) vào ô vuông:

- Thảo luận để trả lời câu hỏi: "Khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số dương ta được bất đẳng thức cùng chiều hay ngược chiều với bất đẳng thức đã cho? Vì sao?"

Trả lời:

- Điền dấu thích hợp (<, >) vào ô vuông:

 

- Khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số dương ta được bất đẳng thức cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

Chứng minh: 

Cho a > b 

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức trên với số $\frac{1}{2}$ 

Theo tính chất 1 đã được học: "Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số dương ta được bất đẳng thức cùng chiều với bất đẳng thức đã cho" nên ta có:

a . $\frac{1}{2}$  > b . $\frac{1}{2}$ 

$\Leftrightarrow $ $\frac{1}{2}$a > $\frac{1}{2}$b

Hay a : 2 > b : 2

Vậy ta có tính chất: khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số dương ta được bất đẳng thức cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

2. a) Thực hiện các hoạt động sau

- So sánh: (- 2).(- 5) và 3.(- 5)

- Dự đoán kết quả so sánh ( -2).c và 3.c, với c < 0

Trả lời:

- So sánh: (- 2).(- 5) > 3.(- 5)

- Dự đoán: ( -2).c > 3.c, với c < 0

c) Thực hiện các hoạt động sau

- Cho - $\frac{1}{3}$a > - $\frac{1}{3}$b, hãy so sánh a và b.

- Trả lời câu hỏi: 

"Khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số âm ta được bất đẳng thức cùng chiều hay ngược chiều với bất đẳng thức đã cho? Vì sao?"

Trả lời:

- So sánh:

Ta có: - $\frac{1}{3}$a > - $\frac{1}{3}$b 

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức trên với số (- 3) ta được:

- $\frac{1}{3}$a . (- 3) < - $\frac{1}{3}$b . (- 3)

$\Leftrightarrow $ a < b.

- Khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số âm ta được bất đẳng thức ngược chiều với bất đẳng thức đã cho

Chứng minh:

Cho a > b 

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức trên với số - $\frac{1}{2}$ 

Theo tính chất 1 đã được học: "Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số âm ta được bất đẳng thức ngược chiều với bất đẳng thức đã cho" nên ta có:

a . ( - $\frac{1}{2}$)  < b . (- $\frac{1}{2}$)

$\Leftrightarrow $ - $\frac{1}{2}$a < -$\frac{1}{2}$b

Hay - a : 2 < - b : 2

Vậy ta có tính chất: khi chia cả hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số âm ta được bất đẳng thức ngược chiều với bất đẳng thức đã cho

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 31 sách VNEN 8 tập 2

Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

a) (- 6) . 5 < (- 5) . 5 ;                                                           b) (- 6) . (- 3) < (- 5) . (- 3) ;

c) ( -2015) . ( -2017) $\leq $ ( -2017) . 2016 ;                           d) - 3$x^{2}$ $\leq $ 0.

Bài tập 2: Trang 31 sách VNEN 8 tập 2

Cho a < b, hãy so sánh:

a) 3a và 3b ;                       b) 2a và a + b ;                   c) a + b và 2b ;               d) - a và - b.

Bài tập 3: Trang 31 sách VNEN 8 tập 2

Số a là số âm hay số dương nếu:

a) 8a < 13a ;                      b) 17a < 9a ;                          c) - 3a > - 5a ;                 d) - 4a < - 7a.

Bài tập 4: Trang 31 sách VNEN 8 tập 2

Cho a < b, chứng tỏ:

a) 2a - 3 < 2b - 3 ;                                                      b) 2a - 3 < 2b + 5.

Bài tập 5: Trang 31 sách VNEN 8 tập 2

Hãy so sánh $a^{2}$ và a trong mỗi trường hợp sau:

a) a > 1;                                                                                               b) 0 < a < 1.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Bài tập 1: Trang 32 sách VNEN 8 tập 2

Chứng tỏ rằng a > b khi và chỉ khi $\frac{a}{c}$ > $\frac{b}{c}$, với số dương c bất kì

Áp dụng: Chứng minh quy tắc "lấy nghịch đảo" sau đây:

Nếu a > b > 0 thì $\frac{1}{a}$ < $\frac{1}{b}$

Em hãy lấy thêm ví dụ minh họa.

Bài tập 2: Trang 32 sách VNEN 8 tập 2

Chứng minh rằng:

Nếu a > b > 0 và c > d > 0 thì ac > bd.

Từ kết quả trên, ta suy ra: 

Nếu a > b > 0 thì $a^{n}$ > $b^{n}$

Em hãy lấy thêm ví dụ minh họa.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 2 liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân trang 30 vnen toán 8, bài 2 sách vnen toán 8 tập 2, giải sách vnen toán 8 tập 2 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 2. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận