Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn

Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III: Tam giác đồng dạng

Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Soạn VNEN toán 8 bài 1: Mở đầu về phương trình

Giải bài 1: Mở đầu về phương trình - Sách VNEN toán 8 tập 2 trang 5. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. c) Cho ví dụ về phương trình

- với ẩn là x:.................................................................

- với ẩn là t:.................................................................

- với ẩn là m:..............................................................

Trả lời: 

- với ẩn là x: 2( x + 3) = x - 6

- với ẩn là t: t - 3 = 7

- với ẩn là m: 3m - 6 = 2

2. a) Thực hiện hoạt động sau

- Quan sát hình vẽ và tìm x thỏa mãn hình vẽ bên.

Kết quả x =............

- Điền kết quả vào ô trống trong bảng sau (theo mẫu):

Phương trình

Giá trị của x

Giá trị của vế trái

Giá trị của vế phải

 

 

3x – 4 = 5 - 6x

0

-4

5

1

 

 

-2

 

 

$\frac{1}{3}$

 

 

Trả lời:

- Quan sát hình ta có phương trình:

x + 6 = 9

$\Leftrightarrow $ x = 3

- Ta có bảng sau:

Phương trình

Giá trị của x

Giá trị của vế trái

Giá trị của vế phải

 

 

3x – 4 = 5 - 6x

0

-4

5

1

-1

-1

-2

-10

17

$\frac{1}{3}$

-3

3

3. a) Thực hiện các hoạt động sau

- Tìm nghiệm của phương trình: x - 10 = 2006 ; $x^{2}$ + 1 = 0

Trả lời:

* x - 10 = 2006 $\Leftrightarrow $ x = 2006 + 10 = 2016 

Vậy phương trình x - 10 = 2006 có nghiệm là x = 2016

* $x^{2}$ + 1 = 0 $\Leftrightarrow $ $x^{2}$= -1 $\Rightarrow $ phương trình vô nghiệm

Vậy phương trình  $x^{2}$ + 1 = 0 vô nghiệm

c) Điền vào chỗ trống (....) (theo mẫu)

- Phương trình x - 3 = 0 có tập nghiệm là: S  = {3} ;

- Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = {.....} ;

- Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = .......

Trả lời: 

- Phương trình x - 3 = 0 có tập nghiệm là: S  = {3} ;

- Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = { -5} ;

- Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = $\oslash $

4. a) Điền vào bảng sau tập nghiệm của mỗi phương trình

Phương trình

Tập nghiệm

x – 5 = 0

 

5 – x = 0

 

Trả lời:

Phương trình

Tập nghiệm

x – 5 = 0

{5}

5 – x = 0

{5}

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 8 sách VNEN 8 tập 2

Với mỗi phương trình sau, xét xem x = - 2 có phải là nghiệm của phương trình đó không?

a) 3x - 2 = x - 2 ;                          b) 5 + 2x = x + 3 ;                  c) -3(x + 3) + 6 = 4x - 2.

Bài tập 2: trang 8 sách VNEN 8 tập 2

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:

2(x + 1) + 6 = 12x - 2                  (a)                                          x = 3

5 - 3(x - 2) = 9 - 2x                      (b)                                          x = - 2

$x^{2}$ - 6x + 5 = 0                            (c)                                          x = 1

$\frac{2}{x-1}$= $\frac{-6}{1 - x}$                                  (d)                                          x = 2

Bài tập 3: Trang 8 sách VNEN 8 tập 2

Hai phương trình sau có tương đương không? Vì sao?

a) x = 2 và $x^{2}$ = 4 ;                                         b) x - 3 = 0 và $x^{2}$ + 1 = 0

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 1 mở đầu về phương trình, mở đầu về phương trình trang 05 vnen toán 8, bài 1 sách vnen toán 8 tập 2, giải sách vnen toán 8 tập 2 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 1: Mở đầu về phương trình . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 2. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận