Danh mục bài soạn

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 23

BÀI 24

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

Soạn văn 9 bài: tổng kết phần tập làm văn

Soạn văn 9 tập 2, soạn bài Tổng kết về phần tập làm văn ngoài trang 169 sgk ngữ văn 9 tập 2, để học tốt văn 9. Bài soạn này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức tập làm văn Ngữ văn 9. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

STT

 

Kiểu văn bản

 

Phương thức biểu đạt

 

Ví dụ điểm hình văn bản cụ thể

1

Văn bản tự sự

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

- Mục đích : Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.

 

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường trình.

- Tác phẩm lịch sử

- Tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự.

 

2

Văn bản miêu tả

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.

- Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng.

 

- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

 

3

Văn bản biểu cảm

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.

- Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng.

 

- Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.

- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.

- Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí...

 

4

Văn bản thuyết minh

- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.

- Mục đích : Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.

 

- Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá.

- Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.

- Văn bản trình bày trí thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.

 

5

Văn bản nghị luận

- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

- Mục đích : Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

 

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội.

- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.

 

6

Văn bản điều hành

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.

- Mục đích : Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.

- Đơn từ

- Báo cáo

- Đề nghị

- Biên bản

- Tường trình

- Thông báo

- Hợp đồng

Câu hỏi:

1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên.( Gợi ý: Tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh khác văn bản điều hành như thế nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các nhận định trên) 

Trả lời:

  • Văn bản tự sự và văn bản miêu tả khác nhau: Văn bản tự sự trình bày các sự việc liên quan với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ. Văn bản miêu tả tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. 
  • Vãn bản thuyết minh khác văn bản tự sự, miều tả: Văn bản thuyết minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính bổ ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng để người đọc có tri thức khách quan về chúng.
  • Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, lừ đó lạo ra sự đồng cảm, xúc động ở người đọc.
  • Văn bản nghị luận và văn bản điều hành khác nhau: Văn bản nghị luận trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, con người, xã hội thông qua các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Văn bản điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí; nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau„..

2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được không? Tại sao?

Trả lời:

Các văn bản trôn không thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản đều có phương thức biểu đạt riêng, hình thức thể hiện khác nhau, mục đích khác nhau, các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau.

3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phôi hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.

Trả lời: 

  • Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Vì ngoài chức năng thông tin, các văn bản có có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.
  • Ví dụ : Trong văn bản miêu tả ( miêu tả về cái bút) : ngoài phương thức miêu tả, có thể kết hợp với tự sự ( kể một kỉ niệm về người thân ), biểu cảm ( bày tỏ tình cảm, niềm yêu thích với cái cặp…), thuyết minh ( nói về công dụng…).

4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tôn các thể loại văn học đà học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thư, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Trả lời:

a.các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự,…

b.Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ :

  • Truyện ngắn => Phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…
  • Thơ =>Phương thức chủ yếu là biểu cảm.

Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.

c.Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bốn câu thư của Tố Hữu:                                    

Nếu là con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triêt lí, gợi cho người đọc suy tư..

5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Giống nhau:

  • Các kiểu văn bản và các thổ loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.

Khác nhau là:

  • Kiểu văn bản là cơ sỏ của thể loại văn học, thể loại văn học là "môi trường" cho kiểu văn bản xuất hiện.
  • Thể loại văn học đòi hỏi phải có cốt truyện, kiểu văn bản tự sự thì không.

6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thổ loại văn học trừ tình. Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

 Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau:

  • Giống nhau: chúng đều biểu hiện cảm xúc của con người.
  • Khác nhau: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người; còn thể loại văn học trữ tinh phải thông qua hình tượng nghệ thuật.

Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :

  • Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
  • Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
  • Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn.
  • Lời văn của tác phẩm  trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.

7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

Trả lời:

Tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Tuy nhiên, các yếu tố này không được lân át phương thức nghị luận vì đây là phương thức chủ yếu của kiểu bài nghị luận. Bởi vì trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…

II- PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 THCS

1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học

Trả lời:

  • Phần Đọc hiểu văn bản và phần Tập làm văn có môi quan hệ với nhau. Việc đọc hiểu văn bản là phần cung cấp văn bản tiêu biểu cho học sinh về loại văn bản học ở Tập làm văn. Học cách làm văn bản trong Tập làm vãn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong văn bản ở phần Đọc hiểu văn bản.
  • Ví dụ : Trong chương trình học, có những sự kết hợp như : yêu cầu viết 1 bài văn nghị luận, biểu cảm, tự sự…về một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Học sinh có thể căn cứ vào cách thức xây dựng luận điểm, cách viết, cách sáng tạo…để tổ chức ý bài văn của mình.

2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh. 

Trả lời:

Phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại,... Từ đó để phân tích cái hay, cái đẹp trong văn; giúp HS viết đúng và hay hơn trong khi làm bài làm văn.

3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đôi với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

Trả lời:

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :

  • Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
  • Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.
  • Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

III- CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM

1. Văn bản thuyết minh

a) Văn bân thuyết minh có đích biểu đạt: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với vấn đề thuyết minh.

b) Muốn làm được vãn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những hiểu biết về đề tài, những tư liệu liên quan.

c) Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: nêu khái niệm, đưa ra số liệu, dẫn chứng,...

d) Ngôn ngừ trong văn bản thuyết minh cần chính xác, khách quan, đơn nghĩa.

2. Văn tự sự

a) Văn bản tự sự có đích biểu dạt là thể hiện con người, cuộc sống, bày tỏ thái độ của người viết.

b) Các yêu tố tạo thành văn bản tự sự: sự kiện và con người.

c) Văn bản tự sự thương kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm nhằm tạo thuận lợi cho việc trình bày các sự kiện, con người một cách sinh động.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm: giàu hình ảnh và biểu cảm.

3. Văn bản nghị luận

a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

b) Văn bản nghị luận do các yếu tcí luận điểm, luận cứ, lập luận tạo thành.

c) Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận là phải đúng đắn, hợp lí, chân thật, chặt chẽ, khoa học, có cơ sở thực tiễn và lí luận.

d) Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

a. Mở bài:

  • Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

b. Thân bài:

 Bước 1: Trình bày thực trạng – Mô tả  hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

  • Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
  • Tình hình, thực trạng trong nước (…)
  • Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

 Bước 2:  Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

  • Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
  •  Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
  •  Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

Nguyên nhân:

  •  Nguyên nhân khách quan (…)
  • Nguyên nhân chủ quan (…)

 Bước 3:  Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)

  •  Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
  •  Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
  •  Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ  hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

 Bước 4:  Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

  • Đối với bản thân…
  • Đối với địa phương,  cơ quan chức năng:…
  • Đối với xã hội, đất nước: …
  • Đối với toàn cầu

c. Kết bài:

  • Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
  • Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

e. Dàn bài về nghị luận một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích):

1. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). 
2.Thân bài: 

a) Khái quát đầu: 

Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, nội dung chính,… và giải thích nhận định nếu có

b) Phân tích:

  • Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… 
  • Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… 
  •  Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

c) Khái quát cuối: 

Nêu những giá trị, ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề nghị luận, mở rộng, liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác

3. Kết bài: 

  • Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. 
  • Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Bài 31 đến 34 - Văn 9 kì II, Soạn văn 9 tập 2 bài tổng kết phần tập làm văn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 bài: tổng kết phần tập làm văn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 9 tập 2. Phần trình bày do Hiền Lương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận