Danh mục bài soạn

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 28

BÀI 29

BÀI 30

BÀI 31

Soạn văn 8 bài: Nước Đại Việt ta

Soạn văn 8 tập 2, soạn bài Nước Đại Việt ta sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8. Bài soạn cho ta thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và hiểu được một vài nét đặc sắc trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả: Nguyễn Trãi: 

  • Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
  • Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...

2. Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
  • Thể loại: Cáo ( Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết)
  • Nội dung: Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo(1) nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đoạn trích đã thể hiện một trong những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm, đó là lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ đã phát triển đến đỉnh cao.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Đoạn trích là phần mờ đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiển đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

Bài tập 2: trang 69 sgk ngữ văn 8 tập 2

Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ? 

Bài tập 3: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tim hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta. 

Bài tập 4: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)

Câu 5*: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh

Câu 6*: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Chứng minh Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ (trích Bình Ngô đại cáo)

Bài tập 2: Viết đoạn văn  chứng minh tác phẩm Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 8 bài: Nước Đại Việt ta . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 8 tập 2. Phần trình bày do Hiền Lương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận