Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 kết nối bài 9 Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô

Soạn bài 9: Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô - Sách ngữ văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.

Trả lời:

Tết nguyên đán - một biểu hiện tiêu biểu nhất của văn hóa Việt Nam và văn hóa môi trường

Nguyên nghĩa của chữ “Tết” xuất phát từ chữ “Tiết”. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp mà từ xa xưa đến nay, người nông dân phân thời gian trong năm thành 24 tiết khác nhau. Ứng với mỗi tiết có một thời khắc “giao thời”, trong đó, tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, sinh sôi là Tiết Nguyên Đán. Nếu gọi một cách đầy đủ theo dân gian thì Tết nguyên đán là “Tết Cả”. Nguyên có nghĩa là “đầu tiên”. Đán có nghĩa là “buổi sớm”. “Nguyên Đán” là buổi sớm đầu tiên của ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của một năm mới. Tết Nguyên đán ở nước ta kéo theo một loạt các lễ nghi, phong tục tập quán rất đa dạng phong phú, vô cùng hữu ích, trong đó tập trung vào hai khía cạnh chính là: mối quan quan hệ giữa con người với thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người.

Câu hỏi 2: Hẳn em đã từng dược nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Trả lời:

Em đã được nghe giới thiệu về quy tắc trò chơi ném còn. Các đội sẽ tiến hành ném còn qua một chiếc vòng còn nhỏ có đường kính khoảng 50cm và cao từ 15 - 20m. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên để quả còn bay lọt qua thì được tính là một điểm. Đội chơi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng.

Qua cách nghe giới thiệu về trò chơi, quy tắc chơi em ấn tượng với việc chuẩn bị các dụng cụ để bắt đầu trò chơi. Mặc dù nghe đơn giản nhưng thực tế lại rất công phu. Đơn giản ở chỗ chỉ cần ném còn qua lỗ sẽ ghi được điểm. Nhưng làm sao để ném còn vào một vòng tròn nhỏ ở độ cao khoảng đến 15 – 20m là điều không dễ dàng nên em cảm thấy rất hứng thú.

2. SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).

Trả lời:
 

Thời điểm diễn ra hoạt động

Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

Sự chuẩn bị

Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.

Diễn biến của hoạt động

- Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.

- Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.

Ý nghĩa của hoạt động

- Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.

- Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Câu hỏi 2: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào?

Trả lời:
  • Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là để giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • Tác giả thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.

Câu hỏi 3: Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

Trả lời: 
  • Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động, trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ như:
    • Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.
    • Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
    • Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
    • Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.
  • Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

Câu hỏi 4: Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

Trả lời: Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin:
  • Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
  • Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
  • Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
  • Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

Câu hỏi 5: Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

Trả lời: Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động:
  • Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.
  • Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.
  • Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.
  • Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.

3. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Bài làm: 

Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 9 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 kết nối bài 9 Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận