Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 CTST bài 1 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài 1: Viết – Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ bằng cách trả lời câu hỏi sau:

  • Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không?
  • Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ?
  • Nội dung câu mở đoạn là gì?
  • Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bài những nội dung gì?
  • Nêu nội dung câu kết đoạn.
  1. Trả lời
  • Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
  • Tác giả đã thể hiện những cảm xúc bất ngờ và thú vị về bài thơ
  • Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu về bài thơ Nắng Hồng của tác giả Bảo Ngọc và đồng thời thể hiện cảm xúc chung về bài thơ.
  • Phần thân đoạn gồm những câu từ "Thủ pháp nhân hóa...mùa xuân tươi sáng". Nội dung thân đoạn nói về cảm xúc của nhân vật "tôi" đối với nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
  • Nội dung câu kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ đối với "tôi".

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Chủ đề bản tin học tập Ngữ Văn tháng này của trường em là: "Vẻ đẹp của những bài thơ". Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Bài làm

Cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ "Ông đồ" (Vũ Đình Liên)

   Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, đang bận bịu bày mực Tàu, giấy đỏ bên phố khi xuân về. Tài nghệ của ông Đồ được mọi người xung quanh tấm tắc khen ngợi: "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay". Thế nhưng xã hội thay đổi, mọi người đã dần lãng quên đi nét đẹp từ những bức tranh chữ của ông đồ, thời gian thấm thoắt cứ trôi ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng người xin chữ nay đâu rồi không còn thấy tấp nập như xưa. Xót thương cho hình ảnh ông đồ cũng như một lớp người phong kiến xưa đã bị lãng quên tác giả đã gửi niềm xót thương của mình vào chính hình ảnh ông Đồ. Xót thương cho ông đồ tài hoa của quá khứ, khi mà ông bày mực và giấy đỏ ra thì mọi người đều xúm lại xin chữ hay cũng chính là xót thương cho thế hệ những nhà Nho cũ của xã hội phong kiến bị lãng quên dưới sự thay đổi của tác giả. Bài thơ " Ông đồ" là một bài thơ năm chữ nhẹ nhàng và bình dị nhưng nó lại thể hiện sự xót thương của chính tác giả dành cho nhân vật " ông đồ" hay chính sự xót thương của tác giả cho một thế hệ Nho học bị lãng quên.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải bài 1: giải ngữ văn 7 CTST, giải sách mới lớp 7 CTST, giải bài 1 ngữ văn 7 CTST, giải bài 1: Viết – Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 CTST bài 1 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận