Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 CTST bài 1 Đọc Sang thu (Hữu Thỉnh)

Soạn bài 1: Đọc - Sang thu (Hữu Thỉnh) - Sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Chuẩn bị đọc

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.

Trả lời

Em cảm thấy vô cùng thú vị, và muốn ngắm nhìn từ những điều nhỏ bé nhất thay đổi trong thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thế nào về hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"?

Câu 2. Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Trả lời

Câu 1. Theo em, hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh đặc sắc nhất thể hiện thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa hạ. Có thể thấy được sự bịn rịn, lưu luyến qua hình ảnh đám mây còn đang nửa muốn ở lại mùa hạ nhưng nửa đã sang thu.

Câu 2. Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần đều diễn tả cảm giác, trạng thái, thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế nhưng cũng đầy sự ngập ngừng, chầm chậm, như muốn níu giữ thời gian vào khoảnh khắc giao mùa. 

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?

Câu 3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bàu thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Câu 4. Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Câu 5. Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì Sao?

Câu 6. Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Câu 7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích sự lựa chọn của em.

Trả lời

Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu, đã được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh và câu thơ:"Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu." Đám mây như chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Chứa đựng trong đó là sự lưu luyến, bịn rịn, đồng thời mang đầy tâm trạng của thi nhân.
Câu 2. Các từ ngữ miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ:
  • Bỗng: sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của thi nhân
  • Phả vào: là động từ thể hiện hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu.
  • Chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng.
  • Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc.

Những hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ:

  • Hương vị: "bỗng nhận ra hương ổi" - mùi ổi chín lan tỏa trong không gian.
  • Hình ảnh: cơn gió se, sương thu, dòng sông, đàn chim bay vội vã, từng đám mây lững lờ trôi, nắng nhạt hơn, mưa cũng vơi dần và tiếng sấm thưa dần.

Qua đó, ta thấy được nhà thơ Hữu Thỉnh là một người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của quê hương, đất nước. Đó là những cảm nhận vô cùng tinh tế cùng sự quan sát đầy tỉ mỉ đã bộc lộ rõ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của ông.

Câu 3. Trong bài "Sang thu", việc sử dụng những câu thơ ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế, độc đáo đã thể hiện được sự phong phú phú của khoảnh khắc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu dần tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bẳng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ.

Câu 4. Chủ đề của bài thơ "Sang thu" là thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày cuối hạ đầu thu.

Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: bài thơ là sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ sang thu, đồng thời nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa. Bên cạnh đó là sự chiêm nghiệm của chính con người nhà thơ, bước vào tuổi trung niên, con người sẽ bình tĩnh hơn để đón nhận những thay đổi bất ngờ của cuộc sống, những sóng gió của cuộc đời. Đồng thời, cũng là lời khẳng định đất nước sẽ vững vàng hơn trong mọi khó khăn, thử thách phía trước và vững bước tiến vào tương lai.

Câu 5. Nếu nhan đề "Sang thu" được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì sẽ không lột tả được hết những mong muốn, gửi gắm của tác giả vào bài thơ.  Bởi nhan đề "Sang thu" trước hết gợi lên khoảnh khắc giao mùa của htieen nhiên, khi đất trời chuyển từ hạ sang thu, Gợi khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi trưởng thành, vững vàng, từng trải. Vì vậy, nếu sửa nhan đề, chúng ta sẽ không thấy được rõ ý nghĩa của bài thơ.

Câu 6. Thông qua bài thơ "Sang thu", em thấy tác giả Hữu Thỉnh đã có cảm nhận và quan sát vô cùng tinh tế với những hình ảnh giàu sức biểu cảm qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.

Câu 7. Em thích nhất từ "phả" trong câu thơ: "Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se" Bởi từ "phả" là động từ mạnh giúp em hình dung ra được mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió lan tỏa đến tâm trí con người, khắp không gian. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải bài 1: giải ngữ văn 7 CTST, giải sách mới lớp 7 CTST, giải bài 1 ngữ văn 7 CTST, giải bài 1: đọc - Sang thu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 CTST bài 1 Đọc Sang thu (Hữu Thỉnh) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận