Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 CTST bài 1 Đọc mở rộng Con chim chiền chiện (Huy Cận)

Soạn bài 1: Đọc mở rộng – Con chim chiền chiện (Huy Cận) - Sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

  1. Hướng dẫn đọc

  2. Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

  3. Câu 2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

  4. Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

  5. Câu 4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

  6. Câu 5. hông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

  7. Trả lời

  8. Câu 1. Bài thơ sử dụng:

  • Vần chân theo dạng giãn cách ( cao...ngào; xanh...lanh;...).
  • Vần lưng (chiền -chiện, vút - vút, cánh  - xanh,...)
  1. => Tác dụng tạo ra sự hài hòa, sức âm vang cho thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ trong bài.
  2. Bài thơ sử dụng nhịp 2/2 giúp các câu thơ trong bài được diễn tả rành mạch, tạo tiết tấu, nhạc điều cho bài thơ trở nên vui tươi. Đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung bài thơ.
  3. Câu 2. Một hình ảnh mà em cho là độc đáo nhất trong bài thơ là:
  4. "...Cánh đập trời xanh
  5. Cao hoài, cao vợi
  6. Tiếng hót long lanh
  7. Như cành sương chói."
  8. Đoạn thơ trên thể hiện hình ảnh chú chim chiền chiện đang bay lượn trên bầu trời xanh " cao vợi", trong không gian mông mênh, bao la rộng lớn. Cùng với đó, là tiếng hót "long lanh" đầy ngọt ngào của chim, càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Những hình ảnh đó khiến em vô cùng thích thú và liên tưởng đến cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành.
  9. Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ tư tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ là:
  • Trong khổ thơ thứ hai, biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng là biện pháp nhân hóa:  chú chim nói "chuyện chi, chuyện chi" có tác dụng thể hiện sự gần gũi giữa chim và tác giả.
  • Trong khổ thơ thứ tư, biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng là biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị giác) tiếng chim hót "làm xanh da trời" có tác dụng tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.

Câu 4. Những hình ảnh "lòng vui bối rối", "tưng bừng lòng ta" đã thể hiện tình cảm của tác giả dành cho chú chim. Đó là những cảm xúc đầy xúc động, là sự vui mừng đến bối rối, một sự hân hoan mà tưng bừng khi tác giác dành cho chú chim.

Câu 5. Thông điệp: Qua những câu thơ về tiếng hót chiền chiện của mình, Huy Cận muốn gợi cho người đọc cảm nhận được một cuộc sống tự do, bình yên, êm đềm và hành phúc. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, từ đó thể hiện ước nguyện về một mùa xuân của đất nước tự do và bừng sáng

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải bài 1: giải ngữ văn 7 CTST, giải sách mới lớp 7 CTST, giải bài 1 ngữ văn 7 CTST, giải bài 1: Đọc mở rộng – Con chim chiền chiện (Huy Cận)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 CTST bài 1 Đọc mở rộng Con chim chiền chiện (Huy Cận) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận