Danh mục bài soạn

Soạn văn 7 cánh diều bài 10 Ghe xuồng Nam Bộ

Soạn bài 10: Đọc hiểu văn bản Ghe xuồng Nam Bộ sách cánh diều ngữ văn 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. CHUẨN BỊ

Câu 1. Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện được nêu trong văn bản.

Trả lời:  Những phương tiện đi lại mang tính đặc trưng ở mỗi vùng miền ở nước ta: Ở vùng sông nước Nam Bộ, hay ven biển, thường có thuyền, ghe, xuồng. Sở dĩ họ đi chủ yếu bằng thuyền và ghe vì vùng đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Hơn nữa nhà của người dân nơi đây lại chủ yếu được xây dựng ven sông, kênh, rạch nên họ đi lại chủ yếu trên sông nước bằng thuyền, ghe.

Câu 2. Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Trả lời: 

  • Miền núi: đi bộ => Do địa hình đồi núi cao
  • Đồng bằng và thành phố chủ yếu là xe máy hoặc xe ô tô

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phần (1) cho biết bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Trả lời:   Phần (1) cho biết bài viết triển khai ý tưởng và thông tin theo cách thuyết minh. Tác giả căn cứ vào đặc điểm sản xuất và phương thức hoạt động để phân chia ghe xuồng Nam Bộ.

Câu 2. Trong phần (2) có mấy đối tượng được nhắc đến?

Trả lời: Trong phần (2) có sáu đối tượng được nhắc tới là: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuống máy.

Câu 3. Phần (3) giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó.

Trả lời: Phần (3) giới thiệu về ghe.

Câu 4. Ở đoạn này người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Trả lời:  Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 5.  Nội dung chính của phần (4) là gì?

 Trả lời:  Nội dung phần (4) khẳng định ghe xuồng ở Nam Bộ là loại phương tiện giao thông thuận tiện, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại ẩn chứa giá trị văn hóa độc đáo. Ghe xuồng sẽ là loại phương tiện không thể thay thế được trong đời sống của người dân Nam Bộ.

 Câu 6. Các tài liệu tham khảo được tác giả sắp xếp theo trình tự nào?

Trả lời: Các tài liệu được sắp xếp theo tên tác giả và được sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái.

CÂU HỎI

Câu 1. Xác định bố cục của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

Trả lời:  Bố cục văn bản Ghe xuồng Nam Bộ: 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu...  ta có thể phân chia thành nhiều loại. Nội dung: Giới thiệu, đưa thông tin ban đầu về ghe xuồng Nam Bộ.
  • Phần 2: Tiếp... nhất là trong giới thương hồ. Nội dung: Giới thiệu về 6 loại xuồng ở Nam Bộ.
  • Phần 3: Tiếp... do những thợ thủ công ở Bình Đại (Bến Tre) đóng. Nội dung: Giới thiệu về các loại ghe ở Nam Bộ.
  • Phần 4: Phần còn lại. Nội dung: Khẳng định cộng dụng và giá trị của ghe xuồng đối với người dân Nam Bộ.

Câu 2. Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

  • Mục đích của văn bản nhằm giới thiệu về ghe xuồng Nam Bộ và công dụng, giá trị của nó đối với người Nam Bộ.
  • Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy bằng cách:
    • Miêu tả về các loại ghe, xuồng thường được sự dụng.
    • Giới thiệu công dụng của các loại ghe xuồng đối với đời sống của người dân Nam Bộ.
    • Khẳng định giá trị văn hóa của ghe, xuồng Nam Bộ đối với văn hóa của người Nam Bộ.

Câu 3. Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

Trả lời: 

  • Người viết đã chọn cách thuyết minh, giới thiệu để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.
  • Những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai:      
    • Giới thiệu cho người đọc hình dung được hình dáng, cách chế tạo các loại ghe, xuồng.
    • Thuyết minh về công dụng và sự hiệu quả của từng loại ghe, xuồng đối với đời sống của nhân dân vùng Nam Bộ.

Câu 4. Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

Trả lời:

  •  Các cước chú (“tam bản”, “chài”) trong văn bản có mục đích giải thích cho từ ngữ trong văn bản có thể chưa rõ cho người đọc. Tài liệu tham khảo có mục đích khẳng định các nội dung trong văn bản được tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ, đồng thời giúp độc giả có thể tìm đọc các tài liệu đó để mở rộng thêm kiến thức.
  • Không cần có thêm chú thích cho những từ ngữ, kí hiệu khác trong văn bản. Vì các từ ngữ trong văn bản đều là từ phổ thông, rõ nghĩa.

Câu 5. Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Trả lời: 

  • Là phương tiện được người dân lao động sáng tạo bằng kiến thức và kinh nghiệm.
  • Là công cụ có công dụng lớn đối với đời sống của bà con nhân dân.
  • Mang theo giá trị văn hóa của vùng, miền.

Câu 6. Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện đi lại, vận chuyển hiện nay của vùng sông nước.

Trả lời: 

  • Sử dụng các phương tiện hiện đại có sức chở hàng, chở người lớn như tàu thủy, thuyền, phà…
  • Các ghe, xuồng được cải tiến nhiều hơn, có thể được đầu tư gắn máy để giảm sức của con người.

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 7 tập 2 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 10 cánh diều, soạn văn 7 bài Đọc hiểu văn bản Ghe xuồng Nam Bộ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 7 cánh diều bài 10 Ghe xuồng Nam Bộ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 2 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận