Danh mục bài soạn

Soạn toán 8 bài 1: Mở đầu về phương trình trang 5

Chuyên mục: Soạn toán 8 tập 2

Bài toán gà và chó là một bài toán cổ rất quen thuộc ở Việt Nam. Nó có liên hệ gì với bài toán tìm x hay không? Để biết chi tiết hơn, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 1: Mở đầu về phương trình. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết cần biết

1. Phương trình bậc nhất một ẩn

Một phương trình bởi ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.

Chú ý

  • Hệ thức \(x=m\)(với \(m\)là một số nào đó)cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
  • Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, ..., nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.

2. Giải phương trình

  • Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu là S.
  • Khi bài toán yêu cầu giải một phương trình, ta phải tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó.

3. Phương trình tương đương

Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.

Kí hiệu \(\Leftrightarrow \)

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: trang 6 sgk Toán 8 tập 2

Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem \(x = -1\)có là nghiệm của nó không:

a) \(4x - 1 = 3x - 2\)

b) \(x + 1 = 2(x - 3)\)

c) \(2(x + 1) + 3 = 2 - x\)

Bài tập 2: trang 6 sgk Toán 8 tập 2

Trong các giá trị \(t = -1, t = 0 , t = 1\)giá trị nào là nghiệm của phương trình: \((t + 2)^2= 3t + 4\)

Bài tập 3: trang 6 sgk Toán 8 tập 2

Xét phương trình \(x + 1 = 1 + x\)

Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó.

Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.

Bài tập 4: trang 7 sgk Toán 8 tập 2

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:

\(3(x-1)=2x-1\)      (a) \((-1)\)
\(\frac{1}{x+1}=1-\frac{x}{4}\)      (b) \(2\)
\(x^2-2x-3=0\)      (c) \(3\)

Bài tập 5: trang 7 sgk Toán 8 tập 2

Hai phương trình \(x = 0\)và \(x(x - 1) = 0\)có tương đương không? Vì sao?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 8 bài 1: Mở đầu về phương trình trang 5 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 8 tập 2. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận