Danh mục bài soạn

Phần 1: Đại số

CHƯƠNG 1: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC

Soạn toán 7 bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Trang 32 35

Chuyên mục: Soạn toán 7 tập 1

0,323232... có phải là số hữu tỉ không ? Để biết chi tiết hơn, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

1. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

  • Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn

Ví dụ : Phân số dưới dạng số thập phân:

$\frac{3}{20} = 0,15 ; \frac{37}{25}=1,48$

  • Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ: Phân số dưới dạng số thập phân:

$\frac{3}{20} \approx  = 0,4166$

2. Chú ý

  • Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
  • Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 65 : Trang 34 sgk toán 7 tập 1

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó

\(\frac{3}{8}; \frac{-7}{5} ; \frac{13}{20}; \frac{-13}{125}\)

Câu 66 : Trang 34 sgk toán 7 tập 1

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó

\(\frac{1}{6}; \frac{-5}{11}; \frac{4}{9}; \frac{-7}{18}\)

Câu 67 : Trang 34 sgk toán 7 tập 1

Cho  \(A = \frac{3}{2. ?}\)

Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?

Câu 68 : Trang 34 sgk toán 7 tập 1

a) Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Giải thích.

\({5 \over 8};{{ - 3} \over {20}};{4 \over {11}};{{15} \over {22}};{{ - 7} \over {12}};{{14} \over {35}}\)

b) Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn (viết gọn với chu kì trong dấu ngoặc).

Câu 69 : Trang 34 sgk toán 7 tập 1

Dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì trong thương ( viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn) của các phép chia sau:

a) 8,5:3

b) 18,7:6

c) 58: 11

d) 14,2: 3,33

Câu 70 : Trang 35 sgk toán 7 tập 1

Viết các số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản                         

a) 0,32

b) -0,124

c) 1,28

d) -3,12

Câu 71 : Trang 35 sgk toán 7 tập 1

Viết các phân số  \({1 \over {99}};{1 \over {999}}\) dưới dạng số thập phân?

Câu 72 : Trang 35 sgk toán 7 tập 1

Các số sau đây có bằng nhau không?

0, (31)  ; 0,3(13)

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 7 bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Trang 32 35 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 7 tập 1. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận