Danh mục bài soạn

Phần hình học

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC. 

Soạn toán 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến trang 47

Chuyên mục: Soạn toán 7 tập 2

Có giá trị nào của biến làm cho đa thức nhận giá trị bằng 0 không? Để giải đáp câu hỏi này, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 9: Nghiệm của đa thức một biến. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết cần biết

1. Nghiệm của đa thức một biến

Nếu tại $x=a$, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc $x=a$) là một nghiệm của đa thức đó.

2. Số nghiệm của đa thức một biến

  • Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,.... hoặc không có nghiệm
  • Người ta chứng minh được rằng số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 54: trang 48 sgk Toán 7 tập 2

Kiểm tra xem:

a) $x = \frac{1}{10}$có phải là nghiệm của đa thức $P(x) = 5x + \frac{1}{2} $không.

b) Mỗi số $x = 1; x = 3 $có phải là một nghiệm của đa thức $Q(x) = x^2- 4x + 3 $không.

Câu 55: trang 48 sgk Toán 7 tập 2

a) Tìm nghiệm của đa thức $P(y) = 3y + 6.$

b) Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm: $Q(y) = y^4 + 2.$

Câu 56: trang 48 sgk Toán 7 tập 2

Đố: Bạn Hùng nói: "Ta chỉ có thể viết được một đa thức một biến có một nghiệm bằng 1".

Bạn Sơn nói: " Có thể viết được nhiều đa thức một biến có một nghiệm bằng 1"

Ý kiến của em?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến trang 47 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 7 tập 2. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận