Danh mục bài soạn

Phần 1: Đại số

CHƯƠNG 1: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC

Soạn toán 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ Trang 65 68

Chuyên mục: Soạn toán 7 tập 1

Bài học này trình bày về khái niệm mặt phẳng tọa độ, tọa độ của một điểm. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 7 tập 1, Hocthoi sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Mặt phẳng tọa độ

Trên mặt phẳng ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số. Ta gọi đó là hệ trục tọa độ.

  • Ox, Oy được gọi là các trục tọa độ.
  • Oxtrục hoành.
  • Oy trục tung.
  • Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là gốc tọa độ.
  • Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
  • Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành 4 góc: góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều quay của kim đồng hồ.

Chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm).

2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho một điểm P bất kì. Từ P vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ. Giả sử, các đường vuông góc này cắt trục hoành tại điểm 3, cắt trục tung tại điểm 2. Khi đó cặp số (3; 2) gọi là tọa độ của điểm P và kí hiệu P(3; 2). Số 3 gọi là hoành độ, số 2 gọi là tung độ của điểm P.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 32: trang 67 sgk toán lớp 7 tập 1

a. Viết tọa độ các điểm M; N; P; Q trong hình sau

b. Em có nhận xét gì về tọa độ các cặp điểm M và N; P và Q?

Câu 33: trang 67 sgk toán lớp 7 tập 1

Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm $A\left ( 3; -\frac{1}{2} \right ); B\left ( -4; \frac{2}{4} \right ); C(0; 2,5)$

Câu 34: trang 68 sgk toán lớp 7 tập 1

a. Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?

b. Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?

Câu 35: trang 68 sgk toán lớp 7 tập 1

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và hình tam giác PQR trong hình sau:

Câu 36: trang 68 sgk toán lớp 7 tập 1

Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm $A(-4; -1); B(-2; -1); C(-2; -3); D(-4; -3)$

Tứ giác ABCD là hình gì?

Câu 37: trang 68 sgk toán lớp 7 tập 1

Hàm số y được cho trong bảng sau:

x 0 1 2 3 4
y 0 2 4 6 8

 

 

a. Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng $(x; y)$ của hàm số trên.

b. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a.

Câu 38: trang 68 sgk toán lớp 7 tập 1

Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ. 

Hãy cho biết:  

a. Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?

b. Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c. Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ Trang 65 68 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 7 tập 1. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận