Danh mục bài soạn

Phần hình học

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC. 

Soạn toán 7 bài 2: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu trang 9

Chuyên mục: Soạn toán 7 tập 2

Có thể thu gọn bảng số liệu thống kê ban đầu được không? Để biết chi tiết hơn, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 2: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết cần biết

1. Bảng "Tần số" (hay bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu)

Từ bảng thu nhập số liệu ban đầu có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu.

Ta có thể lập bảng "tần số" theo dòng hoặc theo cột.

2. Công dụng 

Bảng "tần số" giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 5: trang 11 sgk Toán 7 tập 2

Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12  
Tần số (n)                         N=

Bài tập 6: trang 11 sgk Toán 7 tập 2

Kết quả điều tra về con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11:

2 2 2 2 2 3 2 1 0 2
2 4 2 3 2 1 3 2 2 2
2 4 1 0 3 2 2 2 3 1

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì ? Từ đó lập bảng "tần số".

b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về con số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yếu thuộc vào khoảng nào ? Số gia đình đông con, tức 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu ?)

Bài tập 7: trang 11 sgk Toán 7 tập 2

Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12:

7 2 5 9 7
2 4 4 5 6
7 4 10 2 8
4 3 8 10 4
7 7 5 4 1

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?

b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 7 bài 2: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu trang 9 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 7 tập 2. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận