Danh mục bài soạn

PHẦN SỐ HỌC

CHƯƠNG 1: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 2: SỐ NGUYÊN

 

PHẦN HÌNH HỌC

CHƯƠNG 1: ĐOẠN THẲNG

Soạn toán 6 bài 12: Tính chất của phép nhân Trang 93 96

Chuyên mục: Soạn toán 6 tập 1

Với bài học này, Hocthoi sẽ giới thiệu đến các bạn về tính chất của phép nhân. Cùng với đó là lời giải chi tiết những bài tập theo chương trình cơ bản. Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo học tập hữu ích với các bạn học sinh yêu mến!

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Tính chất giao hoán

$a.b=b.a$

2. Tính chất kết hợp

$(a.b).c=a.(b.c)$

Chú ý:

  • ·         Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm ,… số nguyên. Chẳng hạn: $a.b.c=a.(b.c)=(a.b).c$
  • ·         Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
  • ·         Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên).

3. Nhân với số 1

$a.1=1.a=a$

4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

$a(b+c)=ab+ac$

Chú ý : Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ:

$a(b-c)=ab-ac$

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 90: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Thực hiện phép tính:

a. $15.(-2).(-5).(-6)$

b. $4.7.(-11).(-2)$

Câu 91: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Thay một thừa số bằng tổng để tính:

a. $-57.11$

b.$75.(-21)$

Câu 92: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Tính:

a. $(37-17).(-5)+23.(-13-17)$

b. $(-57).(67-34)-67.(34-57)$

Câu 93: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Tính nhanh:

a. $(-4).(+125).(-25).(-6).(-8)$

b. $(-98).(1-246)-246.98$

Câu 94: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Viết các số sau dưới dạng một lũy thừa:

a. $(-5).(-5).(-5).(-5).(-5)$

b. $(-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)$

Câu 95: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Giải thích vì sao: $(-1)^{3}=-1$

Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó cũng bằng chính nó?

Câu 96: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

Tính:

a. $237.(-26)+26.137$

b. $63.(-25)+25.(-23)$

Câu 97: Trang 95 - sgk toán lớp 6 tập 1

So sánh:

a. $(-16).1253.(-8).(-4).(-3)$với $0$

b. $13.(-24).(-15).(-8).4$với$0$

Câu 98: Trang 96 - sgk toán lớp 6 tập 1

Tính giá trị biểu thức:

a. $(-125).(-13).(-a)$với $a=8$

b. $(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b$với $b=20$

Câu 99: Trang 96 - sgk toán lớp 6 tập 1

Áp dụng tính chất $a(b-c)=ab-ac$

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a. $.... .(-13)+8.(-13)=(-7+8).(-13)=.....$

b. $(-5).(-4-......)=(-5).(-4)-(-5).(-14)=......$

Câu 100: Trang 96 - sgk toán lớp 6 tập 1

Giá trị tích $m.n^{2}$

Với $m=2; n=-3$là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

A. $-18$

B. $18$

C. $-36$

D. $36$

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 6 bài 12: Tính chất của phép nhân Trang 93 96 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 6 tập 1. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận