Danh mục bài soạn

PHẦN SỐ HỌC - CHƯƠNG III: PHÂN SỐ

 
 
 

PHẦN HÌNH HỌC - CHƯƠNG II: GÓC

Soạn toán 6 bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Trang 37

Chuyên mục: Soạn toán 6 tập 2

Khi nhân nhiều phân số, ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào ta muôn. Với bài học này, Hocthoi sẽ giúp các bạn về các tính chất của phép nhân phân số. Cùng với đó là lời giải chi tiết những bài tập theo chương trình cơ bản. Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo học tập hữu ích với các bạn học sinh yêu mến!

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

a) Tính chất giao hoán \(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{c}{d}.\frac{a}{b}.\)

b) Tính chất kết hợp: \(\left (\frac{a}{b}.\frac{c}{d} \right ).\frac{p}{q}=\frac{a}{b}.(\frac{c}{d}.\frac{p}{q})\).

c) Nhân với số 1 : \(\frac{a}{b}.1=1.\frac{a}{b}=\frac{a}{b}\).

d) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

 

                         \(\frac{a}{b}.\left (\frac{c}{d}+\frac{p}{q} \right )=\frac{a}{b}.\frac{c}{d}+\frac{a}{b}.\frac{p}{q}.\)

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài 73: trang 38 sgk Toán 6 tập 2

Trong hai câu sau đây, câu nào đúng ?

Câu thứ nhất : Để nhân hai phân số cùng mẫu, ta nhân hai tử với nhau và giữ nguyên mẫu.

Câu thứ hai : Tích của hai phân số bất kì là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu.

Bài 74: trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Điền các số thích hợp vào bảng sau:

$a$ $\frac{-2}{3}$ $\frac{4}{15}$ $\frac{9}{4}$ $\frac{5}{8}$ $\frac{4}{5}$ $\frac{4}{15}$ $0$ $\frac{13}{19}$ $\frac{-5}{11}$ $\frac{}{}$
$b$ $\frac{4}{5}$ $\frac{5}{8}$ $\frac{-2}{3}$ $\frac{4}{15}$ $\frac{-2}{3}$ $1$ $\frac{-6}{13}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{-19}{43}$
$a.b$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{13}{19}$ $0$ $0$

Bài 75: trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút ngắn gọn nếu có thể):

$\times $ $\frac{2}{3}$ $\frac{-5}{6}$ $\frac{7}{12}$ $\frac{-1}{24}$
$\frac{2}{3}$ $\frac{4}{9}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$
$\frac{-5}{6}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$
$\frac{7}{12}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$
$\frac{-1}{24}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$ $\frac{}{}$

Bài 76: trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí:

\(A=\frac{7}{19}.\frac{8}{11}+\frac{7}{19}.\frac{3}{11}+\frac{12}{19}\)

\(B= \frac{5}{9}.\frac{7}{13}+\frac{5}{9}.\frac{9}{13}-\frac{5}{9}.\frac{3}{13}\)

\(C=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).\left (\frac{1}{3}-\frac{1}{4}-\frac{1}{12} \right )\)

Bài 77: trang 39 sgk Toán 6 tập 2

Tính giá trị các biểu thức sau:

\(A=a.\frac{1}{2} +a.\frac{1}{3}-a.\frac{1}{4}\) với \(a= \frac{-4}{5}\)

\(B=\frac{3}{4}.b+\frac{4}{3}.b-\frac{1}{2}.b\) với \(b=\frac{6}{19}\)

\(C=c.\frac{3}{4}+c.\frac{5}{6}-c.\frac{19}{12}\) với \(c=\frac{2002}{2003}\)

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 6 bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Trang 37 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 6 tập 2. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận