Danh mục bài soạn

PHẦN SỐ HỌC - CHƯƠNG III: PHÂN SỐ

 
 
 

PHẦN HÌNH HỌC - CHƯƠNG II: GÓC

Soạn toán 6 bài 10: Phép nhân phân số Trang 35

Chuyên mục: Soạn toán 6 tập 2

Ta nhân các phân số với nhau như thế nào? Với bài học này, Hocthoi sẽ giúp các bạn về phép nhân phân số. Cùng với đó là lời giải chi tiết những bài tập theo chương trình cơ bản. Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo học tập hữu ích với các bạn học sinh yêu mến!

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau:

                  \(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}.\)

Lưu ý:

a) Vì một số nguyên m được coi là phân số \(\frac{m}{1}\) nên

                 \(m.\frac{a}{b}=\frac{m}{1}.\frac{a}{b}=\frac{m.a}{1.b}=\frac{m.a}{b}.\)

Điều này có nghĩa là: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên đó với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.

b) Với n là một số nguyên dương, ta gọi tích của n thừa số \(\frac{a}{b}\) là lũy thừa bậc n của \(\frac{a}{b}\) và kí hiệu là \(\left (\frac{a}{b} \right )^{n}\).

Theo quy tắc phân số ta có :

                 \(\left (\frac{a}{b} \right )^{n}=\underbrace{\frac{a}{b}......\frac{a}{b}}= \frac{a.....a}{{b......b}}=\frac{a^{n}}{b^{n}}\)

                                  n thừa số

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài 69: trang 36 sgk Toán 6 tập 2

Nhân các phân số (rút gọn nếu có thể):

a) \(\frac{-1}{4}.\frac{1}{3}\) b) \(\frac{-2}{5}.\frac{5}{-9}\) c) \(\frac{-3}{4}.\frac{16}{17}\)
d) \(\frac{-8}{3}.\frac{15}{24}\) e) \((-5).\frac{8}{15}\) g) \(\frac{-9}{11}.\frac{5}{18}\)

Bài 70: trang 37 sgk Toán 6 tập 2

Phân số \(\frac{6}{35}\) có thể được viết dưới dạng tích của hai phân số có tử và mẫu số là số nguyên dương có một chữ số.

Chẳng hạn:   \(\frac{6}{35}=\frac{2}{5}.\frac{3}{7}\). Hãy tìm cách viết khác.

Bài 71: trang 37 sgk Toán 6 tập 2

Tìm x, biết:

a) \(x-\frac{1}{4}=\frac{5}{8}.\frac{2}{3}\)

b) \(\frac{x}{126}=\frac{-5}{9}.\frac{4}{7}\)

Bài 72: trang 37 sgk Toán 6 tập 2

Đố: Có những cặp phân số mà khi ta nhân chúng với nhau hoặc cộng chúng với nhau đều được cùng một kết quả.

Chẳng hạn : Cặp phân số \(\frac{7}{3}\) và \(\frac{7}{4}\) có :

                  \(\frac{7}{3}.\frac{7}{4}=\frac{7.7}{3.4}=\frac{49}{12}\)

                  \(\frac{7}{3}+\frac{7}{4}=\frac{7.4+7.3}{3.4}=\frac{49}{12}\).

Đố em tìm được một cặp phân số khác cũng có tính chất ấy.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 6 bài 10: Phép nhân phân số Trang 35 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 6 tập 2. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận