Danh mục bài soạn

Tuần 1: Việt Nam - Tổ quốc em

Tuần 2: Việt Nam - Tổ quốc em

Tuần 3: Việt Nam - Tổ quốc em

Tuần 4: Cánh chim hoà bình

Tuần 5: Cánh chim hoà bình

Tuần 6: Cánh chim hoà bình

Tuần 7: Con người với thiên nhiên

Tuần 8: Con người với thiên nhiên

Tuần 9: Con người với thiên nhiên

Tuần 10: Ôn tập giữa kì 1

Tuần 11: Hãy giữ lấy màu xanh

Tuần 12: Hãy giữ lấy màu xanh

Tuần 15: Vì hạnh phúc con người

Tuần 16: Vì hạnh phúc con người

Tuần 17: Vì hạnh phúc con người

Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1

Soạn tiếng Việt 5 bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam. Hocthoi sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. So sánh nghĩa của các từ im đậm:

Phrăng Đơ Bô – en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất  phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu về chính nghĩa.
Trả lời: Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.

  • Phi nghĩa: trái với đạo nghĩa, trái với những lẽ phải. CUộc chiến tranh của Pháp gây ra tại Việt Nam là phi nghĩa vì đã cướp đi mạng sống của nhiều người dân vô tội, cướp đi quyền được sống và tự do của nhân dân.
  • Chính nghĩa: điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí

==> Như vậy, phi nghĩa và chính nghĩa là những từ trái nghĩa với nhau.

2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:

Chết vinh còn hơn sống nhục
Trả lời: Từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên là: vinh – nhục

  • Vinh: là vinh dự, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao
  • Nhục: là làm những việc làm đáng xấu hổ, nhục nhã và bị khinh bỉ.

3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ là sự tổng kết những kinh nghiệm từ cuộc sống của cha ông ta, qua đó làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt ta. Thà rằng chết mà được kính trọng, để lại tiếng thơm muôn đời còn hơn sống mà bị người đời chê cười, khinh bỉ.

4. Ghi nhớ 

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

VÍ dụ: cao/thấp, béo/gầy, ngày/đêm.

  • Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng là nổi bật những sự việc, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.
  • Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng , đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: trang 39 sgk tiếng việt 5 tập 1
Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Bài tập 2: trang 39 sgk tiếng việt 5 tập 1
Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Hẹp nhà …bụng
b. Xấu người … nết
c. Trên kính …nhường

Bài tập 3: trang 39 sgk tiếng việt 5 tập 1
Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. Hòa bình
b. Thương yêu
c. Đoàn kết

Bài tập 4: trang 39 sgk tiếng việt 5 tập 1
Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn tiếng Việt 5 bài Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn tiếng Việt 5 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận