Danh mục bài soạn

Tuần 19: Người công dân

Tuần 20: Người công dân

Tuần 21: Người công dân

Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 25: Nhớ nguồn

Tuần 26: Nhớ nguồn

Tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2

Tuần 29: Nam và Nữ

Tuần 30: Nam và Nữ

Tuần 31: Nam và Nữ

Tuần 32: Những chủ nhân tương lai

Tuần 33: Những chủ nhân tương lai

Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2

Soạn tiếng Việt 5 bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 sgk

Bài học này sẽ giúp các em hiểu đúng về khái niệm Công dân và những từ ngữ có trong chủ đề Công dân. Hocthoi sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "công dân"?

a.Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

c. Người lao động chân tay làm cong ăn lương.

Trả lời:

Đáp án b nêu đúng nghĩa của từ "công dân": Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

2. Xếp những từ chứa tiếng "công" cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.

Trả lời:

Có thể xếp các từ chứa tiếng “công” vào ba nhóm như sau:

a. Công có nghĩa là "của nhà nước. của chung": công dân, công cộng, công chúng.

b. Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

c. Công có nghĩa là "thợ", "khéo tay": công nhân, công nghiệp, công nghệ.

3. Tìm trong các từ dưới đây những từ đồng nghĩa với "công dân": đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.

Các từ đồng nghĩa với “công dân” là: nhân dân, dân chúng, dân.

4. Có thể thay từ "công dân" trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao?

Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…

Trả lời:

Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa khác. Vì từ “công dân” có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, không những vậy từ “công dân” còn muốn nhắc nhở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Trong khi đó, các từ đồng nghĩa như nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn tiếng Việt 5 bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 sgk . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn tiếng Việt 5 tập 2. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận