Danh mục bài soạn

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

SINH VẬT VÀ DI TRUYỀN

CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Soạn sinh học 9 bài 21: Đột biến gen

Chuyên mục: Soạn sinh học 9

Trên thực tế, không phải lúc nào con, cháu cũng giống với bố mẹ, tổ tiên. Hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ về nhiều chi tiết gọi là biến dị. Một trong các nguyên nhân tạo nên biến dị là đột biến gen - nội dung bài 21. Sau đây, Hocthoi tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các câu hỏi.

A. Lý thuyết

I. Đột biến gen là gì?

  • Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc một số cặp nucleotit.
  • Là biến dị di truyền được
  • Các dạng đột biến: mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nucleotit

Kết quả hình ảnh cho đột biến gen

II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

  • Nguyên nhân: do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
  • Thực nghiệm: gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hóa học

III. Vai trò của đột biến gen

  • Hầu hết các đột biến gen thường gây hại cho sinh vật: 
    • Gây mất căn bằng hệ gen
    • Gây biến đổi cấu trúc protein, kiểu hình
  • Một số đột biến gen có lợi, đặc biệt là các đột biến gen nhân tạo

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Bài 21 sgk sinh học 9

Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.

Bài tập 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thán sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt?

Bài tập 3:  Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

sh9d
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn sinh học 9 bài 21: Đột biến gen . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn sinh học 9. Phần trình bày do Diệu Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận