Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG

A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở DỘNG VẬT

Soạn sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi

Chuyên mục: Soạn sinh học 11

Trong quá trình sống, cơ thể không chỉ có sự trao đổi chất với môi trường ngoài mà còn trao đổi chất với môi trường trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể vẫn giữ sự ổn định đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu về sự cân bằng nội môi. Sau đây, Hocthoi tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.

A. Lý thuyết

I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

  • Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
  • Cân bằng nội môi giúp các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Kết quả hình ảnh cho Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

  • Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi:
    • Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
    • Bộ phận điều khiển: trung ương thần kinh, tuyến nội tiết
    • Bộ phận thực hiện: các cơ quan trong cơ thể

III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

1. Vai trò của thận

  • Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

2. Vai trò của gan

  • Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucozo, ....

IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

  • pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đệm, phổi và thận.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Cân bằng nội môi là gì? 

Bài tập 2: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?

Bài tập 3: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?

Bài tập 4: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi.

Bài tập 5: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu.

Bài tập 6: Trang 90 - sgk Sinh học 11

Hệ đệm phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn sinh học 11. Phần trình bày do Diệu Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận