Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG

A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

B: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở DỘNG VẬT

Soạn sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật

Chuyên mục: Soạn sinh học 11

Ngoài tiêu hóa, hô hấp là hoạt động trao đổi chất không thể thiếu của động vật.Như đã học, thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Tuy nhiên, với động vật thì được tiến hóa từ dần cho tới khi có có quan hô hấp chuyên biệt để đạt hiệu quả cao. Sau đây, Hocthoi tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải câu hỏi.

A. Lý thuyết

I. Hô hấp là gì? 

  • Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.
  • Quá trình hô hấp gồm: 
    • Hô hấp ngoài
    • Vận chuyển khí
    • Hô hấp trong

II. Bề mặt trao đổi khí

  • Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí
  • Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:
    • Bề mặt trao đổi khí rộng
    • Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt
    • Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
    • Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ

III. Các hình thức hô hấp

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

  • Động vật đơn bào hoặc đa bào tổ chức thấp 
  • Trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

  • Nhiều loài động vật trên cạn như côn trùng,...
  • Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí thông qua bên ngoài nhờ các lỗ thở

3. Hô hấp bằng mang

  • Gặp ở cá, thân mềm (trai, ốc, ...) và chân khớp (tôm, cua, ... )
  • Đặc điểm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá:
    • Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng giúp nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua mang
    • Mang chứa nhiều mao mạch máu

4. Hô hấp bằng phổi

  • Động vật trên cạn: bò sát, chim, thú
  • Hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích phổi.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 75 - sgk Sinh học 11

Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.

Bài tập 2: Trang 75 - sgk Sinh học 11

Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp ( ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào ?

Bài tập 3: Trang 75 - sgk Sinh học 11

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?

Bài tập 4: Trang 75 - sgk Sinh học 11

Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?

Bài tập 5: Trang 76 - sgk Sinh học 11

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khi hiệu quả nhất? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô cho ý trả lời đúng:

A. Phổi của động vật có vú

B. Phổi và da của ếch nhái

C.Phổi của bò sát

D. Da của giun đất

Bài tập 6: Trang 76 - sgk Sinh học 11

Tại sao  bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn sinh học 11. Phần trình bày do Diệu Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận