Danh mục bài soạn

PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO

PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

CHƯƠNG II: VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Soạn sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật

Chuyên mục: Soạn sinh học 10

Thế giới sống rất đa dạng và phong phú. Trong quá trình tìm hiểu, chúng được phân chia thành các nhóm sinh vật lớn gọi là Giới. Vậy sinh vật được chia thành các giới nào và có đặc điểm gì? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài này.

A. Lý thuyết

1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới

a. Khái niệm giới

  • Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
  • Các đơn vị phân loại: Giới --> Ngành --> Lớp --> Bộ --> Họ --> Chi --> Loài

b. Hệ thống phân loại 5 giới

  • Thế giới sinh vật gồm 5 giới:
    • Sinh vật nhân sơ: giới Khởi sinh
    • Sinh vật nhân thực: giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật

2. Đặc điểm chính của mỗi giới

a. Giới Khởi sinh

  • Gồm các loài vi khuẩn: sinh vật nhân sơ, có kích thước bé nhỏ, phương thức sống đa dạng, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.

b. Giới Nguyên sinh

  • Đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
  • Gồm các nhóm:
    • Tảo
    • Nấm nhầy
    • Động vật Nguyên sinh

c. Giới Nấm

  • Đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, có thành kitin, sống dị dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh)
  • Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, nấm đảm

d. Giới Thực vật 

  • Đặc điểm: đa bào, nhân thực, sống tự dưỡng (quang hợp), có thành tế bào xenlulozo, sống cố định, phản ứng chậm.
  • Gồm các ngành: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

e. Giới Động vật

  • Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
  • Gồm các ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai, động vật có dây sống.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?

a. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
b. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
c. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
d. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.

Bài tập 2: Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm

Bài tập 3: Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

a. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.
b. Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.
c. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
d. Cả a và b.

sh10a
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn sinh học 10. Phần trình bày do Diệu Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận