Danh mục bài soạn

Soạn ngữ văn 7 CTST bài 1 Đọc Lời của cây ( Trần Hữu Thung)

Hướng dẫn học môn ngữ văn 7 sách mới tập 1 chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 1: Đọc Lời của cây ( Trần Hữu Thung). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Chuẩn bị đọc

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Trả lời

Em đã quan sát quá trình lớn lên của những cây rau trong vườn do mẹ em trồng. Đó thật là một điều tuyệt vời khi một hạt cây nhỏ bé có thể lớn lên thành một cây rau xanh mơn mởn.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"?

Câu 2. Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4

Trả lời

Câu 1. Quan hình ảnh " nhú lên giọt sữa" em thấy hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt đầy sự tinh khôi nhưng cũng đầy sự dễ thương.

Câu 2. Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm: Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai. Khổ 3: nằm, nghe. Khổ 4: kiêng, nghe, đón

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 2. Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.

Câu 3. Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?

Câu 4. Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đấy là tình cảm gì.

Câu 5. Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng.

Câu 6. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện "lời của cây"?

Câu 7. Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Câu 8. Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vàochúng.

Trả lời

Câu 1. Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Khổ thơ cuối là lời của cây. Có thể nói năm khổ thơ đầu là lời của tác giả do đó là quá trình phát triển của cây từ khi còn là hạt nhỏ đến khi thành cây được tác giả ghi lại. Đối với khổ thơ cuối, tác giả đã nhường lại lời cho chính cây lên tiếng " Rằng các bạn ơi/ Cây chính là tôi"

Câu 2.  Khi còn là hạt: " nằm lặng thinh".Khi đã lên mầm: "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng".Khi đã thành cây: "nghe màu xanh", "bắt đầu bập bẹ", "góp xanh đất trời".

Câu 3. Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.

Câu 4. Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây là:" ghé tai nghe rõ", "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng". Tất cả thể hiện sự trân trọng, quý mến của tác giả dành cho mầm cây, đó là sự nâng niu, chú ý đến từng giai đoạn mầm cây phát triển để bảo vệ cho mầm cây được phát triển một cách tốt nhất.

Câu 5. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Tác dụng: đã làm những câu thơ trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình gợi cảm và đầy sinh động.

Câu 6. Trong năm khổ thơ đầu tác giả sử dụng nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả. Khổ thơ cuối tác giả sử dụng nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm. Sử dụng cách ngắt nhịp như vậy khiến cho bài thơ mang sáng thái tươi vui, hóm hỉnh phù hợp với nội dung tác phẩm.

Câu 7. Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với cây xanh từ khi chúng còn là những mầm cây bé xinh đến khi chúng lớn lên. Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. Bởi mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.

Câu 8. Tôi là chú chó Mun, được cậu chủ nhặt từ ngoài đường về. Mặc dù vậy, tôi luôn được cậu yêu chiều như con cưng trong nhà. Mỗi ngày trôi qua với tôi đều là một ngày tràn ngập vui vẻ . Cậu chủ luôn âu yếm, vuốt ve tôi, và thường tắm cho tôi mỗi khi trời nóng. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc bởi những điều cậu chủ dành cho tôi.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải bài 1: giải ngữ văn 7 CTST, giải sách mới lớp 7 CTST, giải bài 1 ngữ văn 7 CTST, giải bài 1: đọc - Lời của cây
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn ngữ văn 7 CTST bài 1 Đọc Lời của cây ( Trần Hữu Thung) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận