Danh mục bài soạn

TUẦN 1

TUẦN 2

TUẦN 3

TUẦN 4

TUẦN 10

TUẦN 11

TUẦN 12

TUẦN 13

Soạn văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Hocthoi sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm và trả lời các câu hỏi. Các bạn cùng tham khảo nhé.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I- ẨN DỤ

Bài tập 1: trang 135 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: 

(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(2) Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa

a, Anh (chị) có nhận thấy trong hai câu ca dao trên, những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,... không chỉ là thuyền, bến,... mà còn mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b, Thuyền, bến ở ( câu 1) và cây đa, bến cũ, con đò ( câu 2) có gì khác nhau? Làm như thế nào để hiểu nội dung hàm ẩn trong hai cây thơ đó?

Bài tập 2: Trang 135- sgk Ngữ văn 10 tập 1

Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích sau:

(1)

Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

(2)

Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

(3)

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

(4)

Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ

(5)

Xưa phù du mà nay đã phù sa

Xưa bay đi mà nay đã trôi mất

Bài tập 3: Trang 136 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ

II- HOÁN DỤ

Bài tập 1: Trang 136 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi:

(1)

Đầu xanh đã tội tình gì,

Má hồng đến quá nửa đầu thì chưa thôi

(2)

Áo nâu liền với áo xanh,

Nông thôn liền với thị thành đứng lên

a, Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ta?

b, Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Câu 2; Trang 137 sgk Ngữ Văn 10 tập 1

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào

a, Câu thơ trên có cả ẩn dụ và hoán dụ. Anh chị hãy phân biệt hai phép tu từ đó

b, Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng.... ở điểm nào?

Câu 3; Trang 137 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 10 tập 1. Phần trình bày do Hiền Lương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận