Danh mục bài soạn

LỊCH SỬ LỚP 4

 
 
 
 
 

Soạn lịch sử 4 bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh Trang 53

Chuyên mục: Soạn lịch sử 4

Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả là khiến cho đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Trịnh – Nguyễn phân tranh” với sự chia cắt đàng trong và đàng ngoài.

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tình hình nước ta cuối thế kỉ XVI

  • Vua quan chỉ bày troằn chơi xa xỉ suốt ngày đêm bắt nhân dân xây thêm cung điện.
  • Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để giành quyền lực.
  • Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, gọi vua Lê Trương Dực là vua lợn.
  • Đất nước rời vào cảnh loạn lạc, nghèo đói.

2. Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều

  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều)
  • Năm 1553, một số quan võ họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa.
  • Hai bên tranh giành quyền lực, gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
  • Sau hơn 50 năm kéo dài cuộc chiến, năm 1592 Nam Triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới chấm dứt.

3. Hậu quả của chiến tranh Trịnh Nguyễn

  • Nhân dân cả hai miền cực khổ
  • Đất nước chia cắt
  • Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ xa chồng, con không thấy bố…
  • Kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 55 – sgk lịch sử 4

Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?

Bài tập 2: Trang 55 – sgk lịch sử 4

Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì ?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn lịch sử 4 bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh Trang 53 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn lịch sử 4. Phần trình bày do Tech120 tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận