Soạn khoa học tự nhiên 8 bài 13: Clo

Soạn bài 13: Clo - sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 86. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

A. Hoạt động khởi động

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Tại sao trong thực tế người ta dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt, nước ở bể bơi?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Clo có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nào?

Clo là phi kim mạnh hay yếu?

Clo được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?

Clo có những ứng dụng gì trong thực tiễn và tại sao nó lại có những ứng dụng đó?

I. Tính chất vật lí của clo

Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để hoàn thành nhận xét dưới đây về tính chất vật lí clo.

(vàng, xanh, vàng lục, khí, lỏng, rắn,

độc, không độc, nặng, nhẹ, ít tan, tan nhiều)

Clo là chất $...(1)...$, có màu $...(2)...$, mùi hắc. Clo $...(3)...$ hơn không khí và $...(4)...$ trong nước (1 thể tích nước hòa tan 2,5 lít thể tích clo).

Clo là một chất rất $...(5)...$.

II. Tính chất hóa học của clo

1. Clo có những tính chất hóa học của một phi kim không?

Viết các PTHH của clo mà em biết. Từ đó cho biết clo có tính chất thể hiện các tính chất hóa học của một phi kim không?

Quan sát hình ảnh và thí nghiệm của clo với sắt dưới đây (Hình 13.3), nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra.

Quan sát hình, nêu hiện tượng và viết PTHH

Cho biết hóa trị của $Fe$ trong sản phẩm của phản ứng giữa clo với sắt, từ đó có thể kết luận clo là một phi kim mạnh hay yếu? 

2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác không?

Quan sát các thí nghiệm sau, nêu hiện tượng, cho biết clo có tác dụng với nước và dung dịch NaOH không?

Cho biết clo có tác dụng với nước và dung dịch NaOH không?

Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
1. Clo tác dụng với nước Dẫn khí clo vào cốc nước, nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được (Hình 13.4)  
2. Clo tác dụng với dung dịch $NaOH$ Dẫn khí clo vào cốc đựng dung dịch $NaOH$ loãng, nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được (Hình 13.5)  

Từ tính chất hóa học của clo hãy giải thích tại sao clo lại được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt và nước ở bể bơi? Tại sao nước Gia-ven được dùng để tẩy quần áo trắng và nhiều đồ dùng khác?

Bằng cách nào có thể nhận biết được khí clo?

III. Ứng dụng của clo

Quan sát sơ đồ dưới đây (Hình 13.6) và cho biết clo có những ứng dụng nào trong thực tế? Cho biết tính chất hóa học nào dẫn đến mỗi ứng dụng đó.

Cho biết clo có những ứng dụng nào trong thực tế?

IV. Ứng dụng của clo

Viết PTHH điều chế clo

  • Trong phòng thí nghiệm từ $MnO_2$ và $HCl$.
  • Trong công nghiệp, vì sao phải có màng ngăn xốp giữa hai điện cực.

Tại sao khí clo được thu vào bình bằng cách đẩy không khí, để ngửa bình? Có thu clo bằng cách đẩy không khí, để úp ngược bình hoặc đẩy nước được không? Tại sao?

C. Hoạt động luyện tập

1. 

a) Viết PTHH xảy ra và điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho clo tác dụng với: $Na,\; Fe,\; H_2,\;O_2,\;H_2O$, dung dịch $KOH$

b) Viết PTHH chứng minh clo là một phi kim mạnh hơn lưu huỳnh.

2. Quan sát hình mô tả bộ dụng cụ điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

a) Để thu được khí clo tinh khiết, khi điều chế clo người ta phải dẫn khí clo lần lượt qua ai bình: Bình (1) chứa dung dịch $NaCl$ bão hòa để loại khí $HCl$ đi ra từ hỗn hợp phản ứng, bình (2) chứa dung dịch $H_2SO_4$ đặc (việc làm này gọi là rửa khí).

Cho biết bình thứ (2) có tác dụng gì? Nếu đảo thứ tự của hai bình này thì có thu được khí clo tinh khiết không?

b) Tại sao ở bình thu khí clo người ta lại đặt mẩu bông tẩm dung dịch $NaOH$ ở trên?

3. Tính khối lượng $MnO_2$ cần dùng để điều chế được lượng $Cl_2$ phản ứng vừa đủ với 5,6 gam sắt.

4. Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: $H_2O$, dung dịch $NaCl$, dung dịch $HCl$, nước clo. Trình bày các nhận biết các chất lỏng đựng trong 4 cốc trên.

5. Trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành một thí nghiệm như sau: dẫn khí clo mới điều chế từ mangan dioxit ($MnO_2$) rắn và dung dịch axit clohidric ($HCl$) đậm đặc vào ống hình trụ có đặc một miếng giấy màu khô có đi qua hệ thống khóa $K$ và bình đựng dung dịch $H_2SO_4$ đặc (Hình 13.9).

Khi đóng khóa $K$ thì thấy miếng giấy màu không thay đổi, nhưng khi mở khóa $K$ thì thấy miếng giấy màu mất màu (chuyển thành màu trắng).

Em có thể giải thích hiện tượng thí nghiệm trên như thế nào?

Từ những kiến thức hóa học em đã biết, em có thể giải thích hiện tượng thí nghiệm trên như thế nào?

D. Hoạt động vận dụng

Từ những hiểu biết về tính chất của clo, hãy giải thích cho những người thân trong gia đình em tại sao lại sử dụng clo để khử trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi và dử dụng nước Gia-ven để tẩy trắng quần áo. Khi sử dụng nước sinh hoạt được khử dùng bằng clo thì nên chú ý điều gì?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Gia - ven hay nước Gia - ven là hỗn hợp hai muối $NaCl$ và $NaClO$, trong đó có $NaClO$ có tính oxi hóa mạnh nên được dùng làm thuốc tẩy trắng trong công nghiệp cũng như trong gia đình.

Hãy tìm hiểu:

  • Nước Gia - ven được ai tìm thấy lần đầu tiên, ở đâu? Tại sao đặt tên là Gia - ven?
  • Trong công nghiệp, nước Gia - ven được điều chế bằng cách nào?
  • Tại sao nếu lọ đựng nước Gia - ven để hở trong không khí thì rất nhanh bị hỏng? 

Từ khóa tìm kiếm google:

khoa học tự nhiên 8 bài 13, bài 13 Clo sách VNEN, bài 13 Clo giải khoa học tự nhiên 8 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn khoa học tự nhiên 8 bài 13: Clo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn khoa học tự nhiên 8. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận